Giáo án Vật Lí 9 Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường mới nhất
1. Kiến thức:
- Mô tả được thí nghiệm về tác dụng từ của dòng điện.
- Trả lời được câu hỏi, từ trường tồn tại ở đâu.
- Biết cách Hiểu được từ trường.
2. Kĩ năng:
- Lắp đặt thí nghiệm.
- Hiểu được từ trường.
3. Thái độ:
- Ham thích tìm hiểu hiện tượng Vật lý.
4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.
+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm
*GV: SGK, giáo án
*HS: Chuẩn bị cho mỗi nhóm
- 1 nguồn điện 3V, một kim nam châm.
- Một bộ thí nghiệm ơ-xtét.
- 1 thanh nam châm thẳng.
1. Kiểm tra bài cũ: (5p)
- GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài 21.1 và 21.3 SBT.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên | Họat động của học sinh | Nội dung |
---|---|---|
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
ĐVĐ: Con người không cảm nhận được từ trường nhưng nhiều loài sinh vật có thể nhận biết được từ trường của Trái Đất .Ví dụ khi buộc nam châm vào một số loài chim di trú, chúng đã bị rối loạn phương hướng và mất khả năng định vị đường bay. Giải thích điều này ta tìm hiểu bài học hôm nay | ||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - Mô tả được thí nghiệm về tác dụng từ của dòng điện. - Trả lời được câu hỏi, từ trường tồn tại ở đâu. - Biết cách Hiểu được từ trường. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Hoạt động 1: Phát hiện tính chất từ của dòng điện. (10p) | ||
- GV: yêu cầu HS nghiên cứu cách bố trí thí nghiệm trong hình 22.1 (Tr 61-SGK) - GV: Kim nam châm ở trạng thái tự do luôn chỉ theo hướng nào? - GV: Đặt dây dẫn như thế nào để luôn song song với kim nam châm? - GV: Kết luận về cách bố trí thí nghiệm và cách tiến hành TN. - GV: Phát dụng cụ cho các nhóm. Yêu cầu các nhóm tiến hành TN. Thảo luận và trả lời C1. Thời gian: 5p. Quan sát để trả lời câu hỏi C1. - GV: Quan sát theo dõi các nhóm tiến hành TN. - GV: Hết thời gian, yêu cầu các nhóm báo cáo TN. - GV: Tổ chức thảo luận lớp rút ra kết luận. ⇈ Chuyển ý: Trong TN trên, khi kim nam châm đặt song song với dây dẫn AB thì chịu tác dụng của lực từ. Có phải chỉ có vị trí đó mới có lực từ tác dụng lên kim nam châm hay không? |
- HS: Nêu mục đích thí nghiệm, cách bố trí, tiến hành thí nghiệm. - HS: Trả lời. - HS: Trả lời. - HS: Các nhóm tiến hành thí nghiệm. - HS: Đại diện nhóm báo cáo TN. |
I. Lực từ 1. Thí nghiệm: Hình 22.1/SGK C1: Khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn ⇶ kim nam châm bị lệch đi. Khi ngắt dòng điện → kim nam châm lại trở về vị trí cũ. 2. Kết luận: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dân dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. ⇒ Dòng điện có tác dụng từ. |
Hoạt đông 2: Tìm hiểu từ trường (18p) | ||
- GV: Yêu cầu HS đọc nội dung TN.
- GV: Hướng dẫn các nhóm các bước TN. (Tiến hành TN với thanh nam châm thẳng) - GV: Phát dụng cụ cho các nhóm. Yêu cầu các nhóm tiến hành TN. Thảo luận và trả lời C2, C3. - Thời gian: 7p. - GV: Hết thời gian, yêu cầu các nhóm báo cáo TN. - GV: Tổ chức thảo luận lớp. + Từ TN trên chứng tỏ xung quanh nam châm có gì đặc biệt? - GV: Kết luận về từ trường. + Tìm cách Hiểu được từ trường? - GV: Kết luận. |
- HS: Nêu mục đích thí nghiệm, cách bố trí, tiến hành thí nghiệm. - HS: Tiến hành TN theo nhóm để trả lời câu C2, C3 - HS: Đại diện nhóm báo cáo TN, trả lời C2, C3. - HS: Trả lời. - HS: Trả lời. |
II. Từ trường
1. Thí nghiệm: C2: Kim nam châm lệch khỏi hướng Nam - Bắc địa lí. C3: ở mỗi vị trí, sau khi nam châm đã đứng yên, xoay cho nó lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay, kim nam châm luôn chỉ một hướng xác định. 2. Kết luận: - Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói không gian đó có từ trường. - Tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của thanh nam châm hoặc của dòng điện, kim nam châm đều chỉ một hướng xác định. 3. cách Hiểu được từ trường. + Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường. |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Câu 1 : Từ trường không tồn tại ở đâu? A. Xung quanh nam châm. B. Xung quanh dòng điện. C. Xung quanh điện tích đứng yên. D. Xung quanh Trái Đất. Đáp án : C Câu 2 : Chọn phương án sai. Trong thí nghiệm Ơ – xtét, khi đặt dây dẫn song song với kim nam châm, cho dòng điện chạy qua dây dẫn thì: A. Kim nam châm đứng yên không thay đổi. B. Có lực tác dụng lên kim nam châm. C. Lực tác dụng lên kim nam châm là lực từ. D. Kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Đáp án : A Câu 3 : Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. Lực này là: A. lực điện B. lực hấp dẫn C. lực từ D. lực đàn hồi Đáp án : C Câu 4 : Từ trường là: A. không gian xung quanh điện tích đứng yên, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng điện lên kim nam châm đặt trong nó. B. không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. C. không gian xung quanh điện tích có khả năng tác dụng lực điện lên kim nam châm đặt trong nó. D. không gian xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên điện tích đặt trong nó. Đáp án : B Câu 5 : Ta Hiểu được từ trường bằng: A. Điện tích thử B. Nam châm thử C. Dòng điện thử D. Bút thử điện Đáp án : B Câu 6 : Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn để thử mà chỉ có một kim nam châm. Cách nào sau đây kiểm tra được pin có còn điện hay không? A. Đưa kim nam châm lại gần cực dương của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện. B. Đưa kim nam châm lại gần cực âm của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện. C. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện. D. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm không lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu lệch khỏi vị trí ban đầu đó thì cục pin hết điện. Đáp án : C Câu 7 : Để kiểm tra xem một dây dẫn chạy qua nhà có dòng điện hay không mà không dùng dụng cụ đo điện, ta có thể dùng dụng cụ nào dưới đây? A. Một cục nam châm vĩnh cửu. B. Điện tích thử. C. Kim nam châm. D. Điện tích đứng yên. Đáp án : C Câu 8 : Dựa vào hiện tượng nào dưới đây để kết luận rằng: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có từ trường? A. Dây dẫn hút các vụn sắt ở gần nó. B. Dây dẫn hút nam châm ở gần nó. C. Dòng điện làm cho kim nam châm luôn cùng hướng với dây dẫn. D. Dòng điện làm cho kim nam châm để gần và song song với nó bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam ban đầu. Đáp án : B Câu 9 : Người ta dùng cụ nào để có thể Hiểu được từ trường? A. Dùng ampe kế B. Dùng vôn kế C. Dùng áp kế D. Dùng kim nam châm có trục quay Đáp án : D Câu 10 : Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào? A. Tạo với kim nam châm một góc bất kì B. Song song với kim nam châm. C. Vuông góc với kim nam châm. D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn. Đáp án : B |
||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
- GV: Hướng dẫn HS thảo luận và trả lời C4, C5, C6 ? |
- HS: Hoạt động cá nhân trả lời C4, C5, C6. | III.Vận dụng
C4: Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB nếu kim nam châm lệch khỏi hướng nam - Bắc thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua và ngược lại C5: Đó là TN đặt kim nam châm ở trạng thái tự do khi đã đứng yên, kim nam châm luôn chỉ hướng nam - Bắc C6: Không gian xung quanh kim nam châm có từ trường. |
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
* Nghiên cứu về khả năng Hiểu được từ trường của Trái Đất của một số loài sinh vật
Con người không cảm nhận được từ trường nhưng nhiều loài sinh vật có thể Hiểu được từ trường của Trái Đất như chim di trú, rùa biển... Khả năng này giúp chúng định hướng và di chuyển rất xa. Ví dụ khi buộc nam châm vào một số loài chim di trú, chúng đã bị rối loạn phương hướng và mất khả năng định vị đường bay. |
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học và làm bài tập 22 (SBT)
- Đọc trước bài từ phổ, đường sức từ
- Nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 26: Ứng dụng của nam châm
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 27: Lực điện từ
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)