Giáo án Vật Lí 7 Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện mới nhất
Xem thử Giáo án KHTN 7 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 7 CTST Xem thử Giáo án KHTN 7 CD
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KNTT 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức:
- Nêu được quy ước về chiều dòng điện. Nêu được quy ước chiều dòng điện. So sánh chiều dòng điện và chiều của các electron tự do trong kim loại
2. Kĩ năng:
- Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước.
- Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho.
- Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện.
- Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.
3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học, nghiêm túc trong giờ học.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:
Nắm được quy ước về chiều dòng điện. Quy ước chiều dòng điện. So sánh chiều dòng điện và chiều của các electron tự do trong kim loại
5. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực được hình thành chung:
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý:
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực thực nghiệm.
- Năng lực trao đổi thông tin.
- Năng lực cá nhân của HS.
1. GV: Giáo án, SGK, SBT. Cả lớp: Tranh vẽ to bảng các kí hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện
2. HS: SGK, vở ghi, vở nháp, dụng cụ học tập, bảng nhóm
- Mỗi nhóm: 1 pin đèn, 1 bóng đèn pin lắp sẵn đế đèn, 1 công tắc, 5 đoạn dây nối, nguồn
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (7’):
a. Câu hỏi:
Câu 1: Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Nêu bản chất dòng điện trong kim loại?
Câu 2: Tại sao các dụng cụ để sửa chữa của thợ điện (kìm,…) ở chỗ tay cầm thường có bọc cao su?
b. Đáp án và biểu điểm:
Câu 1: Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, gọi là vật dẫn điện khi dùng để làm các vật hay bộ phận dẫn điện. (3 đ)
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua, gọi là vật liệu cách điện khi dùng để làm các vật hay bộ phận cách điện. (3 đ)
Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng. (2 đ)
Câu 2: Vì cao su là chất cách điện rất tốt, khi bọc chúng vào cán ( kìm,…) có tác dụng cách điện đối với tay người sử dụng khi sửa điện, tránh bị điện giật. (2 đ)
GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
Với những mạch điện phức tạp như mạch điện trong gia đình, mạch điện trong xe máy, ôtô,…các thợ điện căn cứ vào đâu để có thể mắc các mạch điện đúng yêu cầu cần có? Họ phải căn cứ vào sơ đồ mạch điện. GV treo sơ đồ mạch điện người ta đã sử dụng một số kí hiệu để biểu diễn các bộ phận của mạch. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách sử dụng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: quy ước về chiều dòng điện. Nêu được quy ước chiều dòng điện.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV treo bảng kí hiệu một số bộ phận của mạch điện. Yêu cầu sử dụng kí hiệu vẽ sơ đồ mạch điện hình 19.3/SGK Gv: Gọi một HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện. Gv: Yêu cầu HS trong lớp nhận xét bài của bạn → GV sửa chữa nếu cần. Vẽ lại sơ đồ khác cho mạch điện hình 19.3 với vị trí các bộ phận trong sơ đồ được thay đổi khác đi, mắc mạch theo sơ đồ đó, kiểm tra và đóng mạch điện để đảm bảo đèn sáng. GV kiểm tra , nhắc nhở những thao tác mắc sai của HS. GV cho HS các nhóm nhận xét bài vẽ sơ đồ mạch điện của các nhóm bạn trên bảng, có thể bổ sung thêm phương án khác nhau. GV giơ cao bảng điện của 1, 2 nhóm để các bạn trong lớp nhận xét cách mắc. |
Hs: Chú ý theo dõi. HS: lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện. Hs: Hđ nhóm làm theo yêu cầu. HS các nhóm nhận xét bài vẽ sơ đồ mạch điện của các nhóm bạn trên bảng, có thể bổ sung thêm phương án khác nhau. |
I. Sơ đồ mạch điện 1. Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện. Bảng SGK/58. 2 Sơ đồ mạch điện. C1: Sơ đồ mạch điện hình 19.3. C2: C3: |
GV: Yêu cầu HS đọc thông báo mục II trả lời câu hỏi: Nêu quy ước chiều dòng điện? Gv: Trên sơ đồ mạch điện có sẵn trên bảng, GV giới thiệu cách dùng mũi tên biểu diễn chiều dòng điện trong sơ đồ mạch điện. Gv: Treo bảng phụ, yêu cầu HS dùng mũi tên biểu diễn chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện C5. Gv: Gọi HS lên biểu diễn chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện các nhóm đã vẽ trên bảng. Gv: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức bài trước để so sánh chiều quy ước của dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của êlectrôn tự do trong dây dẫn kim loại. |
Hs: Nêu quy ước chiều dòng điện. Hs: Chú ý theo dõi. Hs: HĐ nhóm làm C5 lên bảng nhóm. Hs: Đại diện nhóm lên bảng làm C5. |
II. Chiều dòng điện - Quy ước về chiều dòng điện: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. - Dòng điện cung cấp bởi pin hay ắc quy có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều. C4: Chiều quy ước của dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của êlectrôn tự do trong dây dẫn kim loại là ngược nhau. C5: |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Bài 1: Dòng điện cung cấp bởi pin hay acquy có chiều:
A. không xác định
B. của dây dẫn điện
C. thay đổi
D. không đổi
Đáp án
Dòng điện cung cấp bởi pin hay acquy có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều ⇒ Đáp án D
Bài 2: Chiều dòng điện được quy ước là chiều:
A. Từ cực dương qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực âm của nguồn.
B. Chuyển dời có hướng của các điện tích.
C. Dịch chuyển của các electron.
D. Từ cực âm qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực dương của nguồn.
Đáp án
Chiều dòng điện được quy ước là chiều từ cực dương qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực âm của nguồn ⇒ Đáp án A
Bài 3: Sơ đồ của mạch điện là gì?
A. Là ảnh chụp mạch điện thật.
B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện.
C. Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó.
D. Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ.
Đáp án
Sơ đồ mạch điện là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện ⇒ Đáp án B
Bài 4: Chọn một phát biểu sai về chiều dòng điện:
A. Dòng điện thường dùng ở gia đình là dòng điện xoay chiều.
B. Dòng điện được cung cấp bởi pin hoặc acquy có chiều không đổi (được gọi là dòng điện một chiều).
C. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
D. Chiều dòng điện là chiều từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện.
Đáp án
Quy ước: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện ⇒ Đáp án D
Bài 5: Chiều qui ước của dòng điện ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các ....... trong dây dẫn kim loại.
A. hạt nhân nguyên tử
B. êlectron tự do
C. êlectron mang điện tích âm
D. proton mang điện tích dương
Đáp án
Chiều qui ước của dòng điện ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các êlectron tự do trong dây dẫn kim loại ⇒ Đáp án B
Bài 6: Dòng điện chạy trong mạng điện gia đình là:
A. Dòng điện không đổi
B. Dòng điện một chiều
C. Dòng điện xoay chiều
D. Dòng điện biến thiên
Đáp án
Dòng điện chạy trong mạng điện gia đình là dòng điện xoay chiều ⇒ Đáp án C
Bài 7: Trong mạch điện, chiều dòng điện và chiều dịch chuyển của các electron tự do liên quan gì với nhau? Chọn câu trả lời đúng.
A. Cùng chiều
B. Ban đầu thì cùng chiều, sau một thời gian lại ngược chiều
C. Chuyển động theo hướng vuông góc
D. Ngược chiều
Đáp án
Trong mạch điện, chiều dòng điện và chiều dịch chuyển của các electron tự do ngược chiều với nhau ⇒ Đáp án D
Bài 8: Ta không gọi chiều chuyển động có hướng của điện tích là chiều của dòng điện mà quy ước gọi : ″Chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện là chiều dòng điện″, vì :
A. Điện tích dương bị cực dương đẩy, cực âm hút.
B. Cực dương của nguồn tích điện dương.
C. Hạt chuyển dời tạo ra dòng điện là điện tích dương.
D. Trong một dòng điện đồng thời có thể có cả điện tích âm và điện tích dương chuyển dời ngược chiều nhau, nên phải quy ước một chiều làm chiều dòng điện.
Đáp án
Ta không gọi chiều chuyển động có hướng của điện tích là chiều của dòng điện mà quy ước gọi : ″Chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện là chiều dòng điện″, vì trong một dòng điện đồng thời có thể có cả điện tích âm và điện tích dương chuyển dời ngược chiều nhau, nên phải quy ước một chiều làm chiều dòng điện ⇒ Đáp án D
Bài 9: Trong một mạch điện kín, để có dòng điện chạy trong mạch thì trong mạch điện nhất thiết phải có bộ phận nào sau đây?
A. Cầu chì
B. Bóng đèn
C. Nguồn điện
D. Công tắc
Đáp án
Trong một mạch điện kín, để có dòng điện chạy trong mạch thì trong mạch điện nhất thiết phải có nguồn điện ⇒ Đáp án C
Bài 10: Cho sơ đồ mạch điện như hình 28.2. Chỉ có đèn 2 (Đ2) sáng trong trường hợp nào dưới đây?
A. Cả 3 công tắc K, K1, K2 đều đóng.
B. K, K1 đóng; K2 mở.
C. K, K2 đóng; K1 mở.
D. K đóng; K1, K2 mở.
Đáp án
Chỉ có đèn 2 (Đ2) sáng trong trường hợp K, K2 đóng; K1 mở ⇒ Đáp án C
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Gv: Yêu cầu HS nhắc lại chiều dòng điện quy ước. GV treo hình 21.2, yêu cầu các nhóm tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của chiếc đèn pin dạng ống tròn thường dùng. - Hướng dẫn HS thảo luận kết quả câu hỏi C6. |
Hs: Đứng tại chỗ trả lời |
III. Vận dụng C6: a/ Nguồn điện của đèn gồm 2 pin. - Ký hiệu: - Cực dương của nguồn lắp về phía đầu đèn. b/ |
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
- Tập vẽ thành thạo 1 sơ đồ mạch điện có nguồn , dây, khoá, bóng đèn.
4. Câu hỏi, bài tập củng cố và dặn dò
- Học bài, thuộc các kí hiệu.
- Làm bài tập: 21.1 đến 21.8/SBT
- Xem trước bài các tác dụng của dòng điện.
Xem thử Giáo án KHTN 7 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 7 CTST Xem thử Giáo án KHTN 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 7 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 24: Cường độ dòng điện
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 25: Hiệu điện thế
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)