Giáo án Vật Lí 7 Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện mới nhất
Xem thử Giáo án KHTN 7 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 7 CTST Xem thử Giáo án KHTN 7 CD
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KNTT 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức:
+ Nêu được biểu hiện của tác dụng từ của dòng điện.
+ Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng từ của dòng điện.
+ Nêu được biểu hiện tác dụng hóa học của dòng điện.
+ Nêu được biểu hiện tác dụng sinh lí của dòng điện.
2. Kĩ năng:
+ Biết hoạt động của nam châm điện.
3. Thái độ:
+ Ham hiểu biết có ý thức sử dụng điện an toàn.
4. Định hướng phát triển năng lực HS
a)Năng lực được hình thành chung:
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b)Năng lực chuyên biệt môn vật lý:
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm.
- Năng lực trao đổi thông tin.
- Năng lực cá nhân của HS.
- GV: 1 kim nam châm, 1 nam châm thẳng, một vài vật nhỏ bằng sắt, thép. 1 bộ nguồn 6V. 1 ăcquy 12V hoặc bộ chỉnh lưu hạ thế dùng lấy ra nguồn 1 chiều 12V, 1 bình điện phân đựng dung dịch CuSO4, 1 công tắc, 1 bóng đèn loại 6V, 6 dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi:
+ Nêu nguyên lý tác dụng nhiệt của dòng điện ? Kể tên 5 dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện?
+ Khi sử dụng quạt điện trong gia đình sau một thời gian ta thấy quạt hơi nóng. Đó là tác dụng gì của dòng điện? Tác dụng này trong trường hợp trên có lợi không? Tại sao?
Đáp án:
+ Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng. (3 đ)
+ 5 dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt: Bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện, mỏ hàn điện, máy sấy tóc … (3 đ)
+ Quạt bị nóng lên là do tác dụng nhiệt của dòng điện, trong trường hợp này nó không có lợi, vì nhiệt tỏa ra môi trường xung quanh dẫn tới hao phí năng lượng một cách vô ích, mặt khác nếu quạt nóng quá sẽ làm hư hỏng quạt. (4 đ)
* Tổ chức tình huống học tập:
- Cho hs quan sát ảnh chụp cần cẩu dùng nam châm điện ở trang đầu chương 3 ? Nam châm điện là gì? Nó hoạt động dựa trên tác dụng gì của dòng điện?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
GV? Em có suy nghĩ gì về thắc mắc của Hải ?
GV: Suy nghĩ của em có đúng không ? Ta cùng nghiên cứu bài hôm nay để trả lời câu hỏi đó.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu:
+ biểu hiện của tác dụng từ của dòng điện.
+ ví dụ cụ thể về tác dụng từ của dòng điện.
+ biểu hiện tác dụng hóa học của dòng điện.
+ biểu hiện tác dụng sinh lí của dòng điện.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
HĐ2: Tìm hiểu nam châm điện. Cho HS quan sát nam châm vĩnh cửu, tính chất của chúng là hút sắt thép, lam quay kim nam châm, chỉ ra cực từ của nam châm vĩnh cưủ. C1: a. Đưa một đầu cuộn dây lại gần các đinh sắt nhỏ, các mẫu dây đồng hoặc nhôm. Quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra khi công tắc ngắt, khi công tắc đóng. b. Đưa kim nam châm lại gần một đầu cuộn dây và đóng công tắc. Hãy cho biết cực nào của kim nam châm bị hút cực nào bị đẩy. HĐ 3: Tìm hiểu hoạt động của chuông điện. Đóng công tắc cho chuông điện hoạt động, nêu câu hỏi: Chuông điện có cấu tạo và hoạt động như thế nào? GV giải thích các bộ phận của chuông điện qua tranh vẽ. Gv thông báo tác dụng cơ học của dòng điện C2: Khi đóng công tắc có hiện tượng gì xảy ra với cuộn dây, vơí miếng sắt và đầu gõ của chuông? C3: Ngay sau đó mạch điện bị hở. Hãy chỉ ra chỗ hở mạch này. Giải thích tại sao miếng sắt đó lại trở về tì sát vào tiếp điểm? C4: Tại sao chuông kêu liên tiếp chừng nào công tắc còn đóng? HĐ4: Tìm hiểu tác dụng hoá học của dòng điện. Giới thiệu dụng cụ TN chú ý thỏi than nối trực tiếp với cực âm, lúc đầu hai thỏi than đều có màu đen. C5: Quan sát đèn khi đóng công tắc và cho biết chất đồng sunfat(CuSO4) là chất dẫn điện hay chất cách điện C6: Thỏi than nối với cực âm lúc đầu có màu đen. Sau vài phút TN nó được phủ một lớp màu gì? HĐ5: Tìm hiểu tác dụng sinh lý của dòng điện. Nếu sơ ý sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng., điện giật là gì? |
Nhóm HS khảo sát tính chất từ nam châm, sử dụng cuộn dây đã quấn sẵn để lắp mạch điện như hình vẽ23. 1. Tiến hành các bước ở câu C1. So sánh tính chất của cuộn dây có dòng điện chạy quavới tính chất từ của nam châm để rút ra kết luận cần có. C1: a. Khi công tắc đóng, cuộn dây hút đinh sắt nhỏ. Khi công tắc ngắt, đinh sắt nhỏ rơi ra. b. Một cực của kim nam châm bị hút hoặc bị đẩy. Nhóm HS tự nghiên cứu, thảo luận về hoạt động của chuông điện và trả lời các câu hỏi C2,C3,C4. C2: Dòng diện chạy qua cuộn dây và cuộn dây trở thành nam châm điện. khi đó cuộn dây hút miếng sắt làm cho đầu gõ chuông đập vào chuông, chuông kêu. C3: Ở chỗ miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm, khi hở mạch cuộn dây không có dòng điện chạy qua, không có tính chất từ nên không hút miếng sắt nữa. Do tính chất đàn hồi của thanh kim loại nên miếng sắt lại trở về tì sát vào tiếp điểm. C4: Khi miếng sắt trở lại tì sát tiếp điểm mạch kín và cuộn dây lại có dòng điện chạy qua và lại có tính chất rừ. Cuộn dây lại hút miếng sắ, chuông kêu. Mạch lại hở, cứ như vậy cho đến khi đóng công tắc. C5: Dung dịch muối đồng sunfat là chất dẫn điện vì đèn trong mạch sáng C6: Được phủ một lớp màu đỏ nhạt |
I. Tác dụng từ: Kết luận: 1. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện. 2. Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép. Dòng điện có tác dụng từ vì nó làm qauy nam châm. II. Tác dụng hoá học: KL: Dung dịch khi đi qua dd muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm phủ một lớp đồng. Dòng điện có tác dụng hoá học, chẳng hạn khi có dòng điện chạy qua dung dịch muối đòng thì tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm. III. Tác dụng sinh lý: Dòng điện có tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người và các động vật. IV. Vận dụng: |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Bài 1: Chuông điện hoạt động là do:
A. tác dụng nhiệt của dòng điện.
B. tác dụng từ của thỏi nam châm (nam châm vĩnh cửu) gắn trong chuông điện.
C. tác dụng từ của dòng điện.
D. tác dụng hút và đẩy của các vật bị nhiễm điện.
Đáp án
Chuông điện hoạt động là do tác dụng từ của dòng điện ⇒ Đáp án C
Bài 2: Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện. Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng hóa học
B. Tác dụng sinh lí
C. Tác dụng từ
D. Tác dụng từ và tác dụng hóa học
Đáp án
Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện ⇒ dòng điện gây ra tác dụng hóa học ⇒ Đáp án A
Bài 3: Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do:
A. Tác dụng sinh lí của dòng điện
B. Tác dụng hóa học của dòng điện
C. Tác dụng từ của dòng điện
D. Tác dụng nhiệt của dòng điện
Đáp án
Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do tác dụng sinh lí của dòng điện ⇒ Đáp án A
Bài 4: Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng hút các vật bằng sắt thép.
B. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng làm quay kim nam châm.
C. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt có khả năng hút mọi vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm.
D. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có tác dụng (vai trò) như một nam châm.
Đáp án
Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt có khả năng hút mọi vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm ⇒ phải có dòng điện chạy qua thì mới hút sắt, thép ⇒ Đáp án C
Bài 5: Khi cho dòng điện đi qua máy sấy tóc, dòng điện đã gây ra các tác dụng nào?
A. Từ và hóa học
B. Quang và hóa học
C. Từ và nhiệt
D. Từ và quang
Đáp án
Giải
Tác dụng từ làm mô tơ quay,tác dụng nhiệt làm nóng không khí ⇒ Đáp án C
Bài 6: Vật nào dưới đây gây ra tác dụng từ?
A. Một cục pin còn mới đặt riêng trên bàn.
B. Một mảnh nilong đã được cọ xát mạnh.
C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.
D. Một đoạn băng dính.
Đáp án
Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua gây ra tác dụng từ ⇒ Đáp án C
Bài 7: Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải:
A. Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch.
B. Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian
C. Ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này.
D. Nối cuộn dây thép với cực dương nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và cho dòng điện chạy qua dung dịch.
Đáp án
Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian⇒ Đáp án B
Bài 8: Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại, đó là tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng hóa học
B. Tác dụng từ
C. Tác dụng sinh lí
D. Tác dụng nhiệt
Đáp án
Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại, đó là tác dụng sinh lí của dòng điện ⇒ Đáp án C
Bài 9: Ta đã biết dòng điện là dòng điện tích dịch chuyển rời có hướng. Vậy điện tích chuyển rời có hướng tạo ra dòng điện trong dung dịch muối đồng sunfat là: Suy đoán nào sau đây là có lí nhất?
A. Các electron của nguyên tử đồng.
B. Các nguyên tử đồng có thừa electron.
C. Các nguyên tử đồng đã mất bớt các electron.
D. Nguyên tử đồng trung hòa về điện.
Đáp án
Điện tích chuyển rời có hướng tạo ra dòng điện trong dung dịch muối đồng sunfat là các nguyên tử đồng đã mất bớt các electron ⇒ Đáp án C
Bài 10: Trong y học, tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong:
A. Chạy điện khi châm cứu.
B. Chụp X – quang
C. Đo điện não đồ
D. Đo huyết áp
Đáp án
Trong y học, tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong chạy điện khi châm cứu ⇒ Đáp án A
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
C7:Vật nào dưới đây có tác dụng từ?
C8: Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
C7: Một cuôn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.
C8: Hút các giấy vụn.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
* Kể tên các ứng dụng được chế tác từ tác dụng của dòng điện mà em biết
1. Tác dụng từ
- Ứng dụng: Nam châm điện, chuông điện, cần cẩu điện, rơ le điện...
2. Tác dụng hóa học
Ứng dụng trong công nghiệp đúc điện, mạ điện (mạ vàng, mạ bạc, mạ đồng...), tinh luyện kim loại và nạp điện cho acquy...
3. Tác dụng sinh lí
Ví dụ:
+ Máy kích tim: Khi tim đã ngừng đập, người ta có thể dùng liệu pháp sốc điện để cố gắng kích thích tim đập lại với hy vọng duy trì sự sống.
+ Máy châm cứu: Chữa các bệnh tai biến, đau đầu, đau lưng, méo mồm miệng, đầy bụng, thoái hóa khớp, giảm thị lực...
4. Củng cố và hướng dẫn học tập ở nhà. (2 phút)
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị tiết sau ôn tập.
Xem thử Giáo án KHTN 7 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 7 CTST Xem thử Giáo án KHTN 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 7 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 24: Cường độ dòng điện
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 25: Hiệu điện thế
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 27: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 28: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)