Giáo án Vật Lí 7 Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện mới nhất
Xem thử Giáo án KHTN 7 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 7 CTST Xem thử Giáo án KHTN 7 CD
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KNTT 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức:
- Nêu được dòng điện có tác dụng nhiệt và biểu hiện của tác dụng này.
- Lấy được ví dụ cụ thể về tác dụng nhiệt của dòng điện.
- Nêu được tác dụng phát sáng của dòng điện.
- Nêu được ứng dụng của tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện trong thực tế.
2. Kĩ năng: Mắc mạch điện đơn giản.
3. Thái độ: Ổn định, nghiêm túc trong hoạt động nhóm. Yêu thích môn học.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Nắm được tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện.
5. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực được hình thành chung:
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý:
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực thực nghiệm.
- Năng lực trao đổi thông tin.
- Năng lực cá nhân của HS.
1.GV: Giáo án, SGK, 1 bộ chỉnh lưu hạ thế ; 5 dây nối, mỗi dây dài khoảng 40cm ; 1 công tắc; 1 đoạn dây sắt mảnh; 3 đến 5 mảnh giấy nhỏ ; Một số cầu chì.
2. HS: SGK, vở ghi, vở nháp
* Mỗi nhóm: 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn; 1 công tắc; 1 bút thử điện; 3 đoạn dây nối , mỗi đoạn dài khoảng 30cm ; 1 đèn điốt phát quang
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (7’):
a. Câu hỏi:
Câu 1: Nêu bản chất dòng điện trong kim loại?
Câu 2: Nêu quy ước về chiều của dòng điện?
Câu 3: Vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin và dùng mũi tên kí hiệu chiều dòng điện chạy trong mạch khi công tắc đóng?
b. Đáp án và biểu điểm:
Câu 1: Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.(3 đ)
Câu 2: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. (3 đ)
Câu 3:
+ Vẽ đúng hình được 4 điểm.
GV nhận xét và cho điểm:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
- Khi có dòng điện trong mạch, ta có nhìn thấy các điện tích hay êlectrôn dịch chuyển không? (không) .Vậy căn cứ vào đâu để biết có dòng điện chạy trong mạch ? (đèn sáng, quạt điện quay … )Đó là những tác dụng của dòng điện ta sẽ lần lượt tìm hiểu các tác dụng đó.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: tác dụng phát sáng của dòng điện.
Nêu được ứng dụng của tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện trong thực tế.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV: Hãy kể tên một số dụng cụ, thiết bị thường dùng được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua. Gv: Hãy lắp mạch điện như sơ đồ hình 22.1 và tìm hiểu các nội dung sau đây ở C2. - Cho hs tiến trình hoạt động theo nhóm thảo luận , trả lời. a) Bóng đèn nóng lên. Có thể xác nhận qua cảm giác bằng tay hoặc sử dụng nhiệt kế. b) Dây tóc của bóng đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng. c) Bộ phận đó của bóng đèn (dây tóc) thường làm bằng vonfram để không bị nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy của vonfram là 3370ºC. Gv: - ĐVĐ: Dây tóc bóng đèn nóng lên khi có dòng điện chạy qua. Trên bộ TN của chúng ta có một đoạn dây sắt. Khi có dòng điện chạy qua dây sắt có nóng lên hay không? Muốn trả lời câu hỏi đó theo em, ta sẽ tiến hành TN như thế nào? Gv: Gọi 1 vài HS nêu các phương án nhận biết khác nhau để thấy dây sắt nóng lên khi có dòng điện chạy qua. - GV làm TN chung cả lớp - HS quan sát: Giấy cháy - GV thông báo: Các vật nóng lên tới 500ºC thì bắt đầu phát sáng. - YC cá nhân HS dựa vào bảng nhiệt độ nóng chảy của một số chất, vào kết luận ta vừa rút ra qua TN trả lời câu hỏi C4. Gv: Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng tới nhiệt độ cao thì phát sáng. Ta nói dòng điện có tác dụng nhiệt→tác dụng phát sáng. |
Hs: Dụng cụ đốt nóng bằng điện: Bóng đèn dây tóc, bếp điện, nồi cơm điện, bàn là, là nướng, là sưởi điện, máy sấy tóc, mỏ hàn điện, ấm điện, máy dán hay ép plastic,… HS: Dùng giấy lau tay (giấy ăn) để lên dây sắt. Cá nhân HS dựa vào bảng nhiệt độ nóng chảy của một số chất, vào kết luận ta vừa rút ra qua TN trả lời câu hỏi C4. |
I. Tác dụng nhiệt C1: Dụng cụ đốt nóng bằng điện: Bóng đèn dây tóc, bếp điện, nồi cơm điện, bàn là, là nướng, là sưởi điện, máy sấy tóc, mỏ hàn điện, ấm điện, máy dán hay ép plastic,… C2: Thí nghiệm hình 22.1: C3: a) Các mảnh giấy bị cháy đứt và rơi xuống. b) Dòng điện làm dây sắt AB nóng lên nên các mảnh giấy bị chảy đứt. Kết luận: Khi có dòng điện chạy qua, các vật dẫn bị nóng lên. Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng C4: Nhiệt độ nóng chảy của chì khoảng 200-300ºC < 327ºC → dây chì nóng chảy và bị đứt → ngắt mạch điện. |
GV: Yêu cầu HS quan sát bóng đèn của bút thử điện kết hợp hình vẽ 22.3 và nêu nhận xét về hai đầu dây bên trong của nó? Gv: Cắm bút thử điện vào lỗ của ổ lấy điện được nối với dây nóng để bóng đèn sáng-Yêu cầu HS quan sát vùng phát sáng của bóng đèn → Kết luận. Gv: Yêu cầu HS quan sát đèn LED → Mắc đèn LED vào mạch, đảo ngược hai đầu dây đèn → nhận xét. Gv: Yêu cầu HS hoàn thành kết luận tr62, hướng dẫn HS thảo luận, chốt lại kết luận đúng. |
Hs: Hai đầu dây bên trong bút thử điện tách nhau Hs: Đèn điốt phát quang sáng khi bản kim loại nhỏ hơn bên trong đèn được nối với cực dương của pin và bản kim loại to hơn được nối với cực âm. |
II. Tác dụng phát sáng 1. Bóng đèn bút thử điện. C5: Hai đầu dây trong bóng đèn bút thử điện không tiếp xúc nhau (hở) C6: Đèn của bút thử điện sáng do chất khí ở giữa hai đầu dây bên trong đèn phát sáng. Kết luận: Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng. 2. Đèn điôt phát quang (đèn LED) C7: Đèn đi ốt phát sáng khi nối bản cực nhỏ của đèn với cực dương của nguồn điện và bản kim loại lớn hơn được nối với cực âm. Kết luận: Đèn điốt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng. |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Bài 1: Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn dây tóc, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Bóng đèn chỉ nóng lên.
B. Bóng đèn chỉ phát sáng.
D. Bóng đèn vừa phát sáng, vừa nóng lên.
C. Bóng đèn phát sáng nhưng không nóng lên.
Đáp án
Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn dây tóc, bóng đèn vừa phát sáng, vừa nóng lên ⇒ Đáp án C
Bài 2: Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt?
A. Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
B. Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh.
C. Vì dòng điện có khả năng làm nóng vật dẫn điện.
D. Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm.
Đáp án
Dòng điện có tác dụng nhiệt vì dòng điện có khả năng làm nóng vật dẫn điện
⇒ Đáp án C
Bài 3: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi chúng hoạt động bình thường?
A. Máy bơm nước chạy điện
B. Công tắc
C. Dây dẫn điện ở gia đình
D. Đèn báo của tivi
Đáp án
Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua đèn báo của tivi khi chúng hoạt động bình thường ⇒ Đáp án D
Bài 4: Bóng đèn nào sau đây khi phát sáng là do dòng điện chạy qua chất khí?
A. Bóng đèn đui ngạnh
B. Đèn điot phát quang
C. Bóng đèn xe gắn máy
D. Bóng đèn pin
Đáp án
Đèn điot phát quang phát sáng là do dòng điện chạy qua chất khí ⇒ Đáp án B
Bài 5: Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi?
A. Nồi cơm điện
B. Quạt điện
C. Máy thu hình (tivi)
D. Máy bơm nước
Đáp án
Tác dụng nhiệt của dòng điện trong nồi cơm điện là có lợi ⇒ Đáp án A
Bài 6: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện đi qua được chất khí?
A. Bóng đèn dây tóc.
B. Bàn là.
C. Cầu chì.
D. Bóng đèn của bút thử điện.
Đáp án
Hoạt động của bóng đèn của bút thử điện chứng tỏ dòng điện đi qua được chất khí
⇒ Đáp án D
Bài 7: Cầu chì hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng phát sáng.
C. Tác dụng nhiệt và phát sáng.
D. Một tác dụng khác.
Đáp án
Cầu chì hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện ⇒ Đáp án A
Bài 8: Dòng điện chạy qua dụng cụ nào dưới đây khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng?
A. Thanh nung của nồi cơm điện
B. Rađiô (máy thu thanh)
C. Điôt phát quang (đèn LED)
D. Ruột ấm điện
Đáp án
Dòng điện chạy qua điôt phát quang (đèn LED) khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng ⇒ Đáp án C
Bài 9: Chọn phát biểu sai trong các câu sau:
A. Mọi đèn điện phát sáng đều do dòng điện chạy qua làm chúng nóng tới nhiệt độ cao.
B. Bóng đèn của bút thử điện phát sáng khi có dòng điện chạy qua chất khí ở trong khoảng giữa hai đầu dây bên trong đèn.
C. Vonfram được dùng làm dây tóc của bóng đèn vì nó là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao.
D. Đèn điôt phát quang (đèn LED) chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định.
Đáp án
Chỉ có bóng đèn sợi đốt phát sáng do dòng điện chạy qua làm chúng nóng tới nhiệt độ cao ⇒ Đáp án A
Bài 10: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
A. Bàn là điện
B. Máy sấy tóc
C. Đèn LED
D. Ấm điện đang đun nước
Đáp án
Hoạt động của đèn LED không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện ⇒ Đáp án C
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
C8: Dòng điện không gây ra tác dụng nhiệt trong các dụng cụ nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường.
a. Bóng đèn bút thử điện.
b. Đèn điốt phát quang.
c. Quạt điện.
d. đồng hồ dùng pin.
e. Không có trường hợp nào.
C9: Cho sơ đồ mạch điện hình 22. 5 nguồn điện là một chiếc pin với các cực (+) và (-) chưa biết. Hãy nêu cách làm khi sử dụng đèn điốt phát quang để xác định xem A hay B là cực dương và chiều dòng điện trong mạch
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
C8: e. Không có trường hợp nào.
Hình 22. 5
C9: Nối bản kim loại nhỏ của đèn LED với cực A của nguồn điện và đóng công tắc K. Nếu đèn LED sáng thì A là cực dương của nguồn điện và ngược lại.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
* Tìm hiểu một số ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện: trong các vật dụng nhà em đang sử dụng
- bàn là, bếp điện, đèn sợi đốt, nồi cơm điện...
- cầu chì sử dụng khi dùng điện, nó tự động ngắt mạch điện khi có sự cố xảy ra để đảm bảo an toàn về điện.
4. Câu hỏi, bài tập củng cố và dặn dò
- Học bài, thuộc các kí hiệu.
- Làm bài tập: 22.1 đến 22.10/SBT
- Chuẩn bị tiết sau: Tìm hiểu tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện.
Xem thử Giáo án KHTN 7 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 7 CTST Xem thử Giáo án KHTN 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 7 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 24: Cường độ dòng điện
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 25: Hiệu điện thế
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 27: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)