Giáo án Vật Lí 11 Bài 33: Kính hiển vi (mới, chuẩn nhất)

Xem thử Giáo án Vật Lí 11 KNTT Xem thử Giáo án Vật Lí 11 CTST Xem thử Giáo án Vật Lí 11 CD

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Vật Lí 11 mỗi bộ sách bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức

- Nêu được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính hiển vi.

- Trình bày được số bội giác của ảnh tạo bởi kính hiển vi.

2. Kĩ năng

- Vẽ được ảnh của vật thật tạo bởi kính hiển vi

3. Thái độ

- Nghiêm túc trong học tập, trong hợp tác nhóm.

- Có lòng say mê khoa học.

4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tự học, đọc hiểu.

- Năng lực hợp tác nhóm.

- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin.

1. Giáo viên

- Chuẩn bị một số kính hiển vi để học sinh quan sát.

- chuẩn bị một số hình ảnh chụp bởi kính hiển vi.

2. Học sinh

- Ôn lại nội dung về mắt và thấu kính.

- Nêu và giải quyết vấn đề, tương tác nhóm.

1. Ổn định lớp

2. Bài mới

2.1. Hướng dẫn chung

KÍNH HIỂN VI

Các bước

Hoạt động

Tên hoạt động

Thời lượng dự kiến

Khởi động

Hoạt động 1

Tạo tình huống có vấn đề

5'

Hình thành kiến thức

Hoạt động 2

Tìm hiểu về công dụng và cấu tạo của kính hiển vi

10'

Hoạt động 3

Tìm hiểu về sự tạo ảnh bởi kính hiển vi

10'

Hoạt động 4

Tìm hiểu về số bội giác kính hiển vi

10'

Luyện tập

Hoạt động 5

Hệ thống hoá kiến thức và bài tập

5'

Vận dụng. Tìm tòi mở rộng

Hoạt động 6

Hướng dẫn về nhà

5'

2.2. Cụ thể từng hoạt động

A. Khởi động

Hoạt động 1: Tạo tình huống có vấn đề

a. Mục tiêu hoạt động: tạo được tình huống có vấn đề đối với học sinh.

b. Tổ chức hoạt động: cá nhân hoạt động.

c. Sản phẩm hoạt động: đạt được mục tiêu đề ra.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

GV cho HS quan sát một số hình ảnh chụp bởi kính hiển vi và đặt ra câu hỏi: Vì sao các vật rất nhỏ khi quan sát bởi kính hiển vi lại cho ta ảnh lớn như vậy?

Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.

B. Hình thành kiến thức

Hoạt động 2: Tìm hiểu về công dụng và cấu tạo của kính hiển vi

a. Mục tiêu hoạt động: Giúp hs nắm được công dụng và cấu tạo của kính hiển vi

b. Tổ chức hoạt động: HS hoạt động nhóm.

c. Sản phẩm hoạt động: Đạt được mục tiêu đè ra, vở ghi của học sinh.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Cho học sinh quan sát các mẫu vật rất nhỏ trên tiêu bản qua kính hiển vi.

Yêu cầu HS nêu công dụng của kính hiển vi.

Cho học sinh xem tranh vẽ cấu tạo kính hiễn vi.

Giới thiệu cấu tạo kính hiển vi.

Giới thiệu bộ phận tụ sáng trên kính hiển vi.

Quan sát mẫu vật qua kính hiển vi.

Nêu công dụng của kính hiển vi.

Xem tranh vẽ.

Ghi nhận cấu tạo kính hiển vi.

Quan sát bộ phận tụ sáng trên kính hiển vi.

I. Công dụng và cấu tạo của kính hiễn vi

- Kính hiễn vi là dụng cụ quang học bỗ trợ cho mắt để nhìn các vật rất nhỏ, bằng cách tạo ra ảnh có góc trông lớn. Số bội giác của kính hiễn vi lớn hơn nhiều so với số bội giác của kính lúp.

- Kính hiễn vi gồm vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu rất nhỏ (vài mm) và thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ (vài cm). Vật kính và thị kính đặt đồng truc, khoảng cách giữa chúng O1O2 = ℓ không đổi. Khoảng cách F1’F2 = δ gọi là độ dài quang học của kính.

Ngoài ra còn có bộ phận tụ sáng để chiếu sáng vật cần quan sát. Đó thường là một gương cầu lỏm.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự tạo ảnh bởi kính hiển vi

a. Mục tiêu hoạt động: Giúp HS nắm được nguyên tắc tạo ảnh bởi kính hiển vi.

b. Tổ chức hoạt động: HS hoạt động nhóm.

c. Sản phẩm hoạt động: Đạt được mục tiêu đề ra.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Yêu cầu học sinh ghi sơ đồ tạo ảnh qua hệ thấu kính.

Giới thiệu đặc điểm của ảnh trung gian và ảnh cuối cùng.

Yêu cầu học sinh nêu vị trí đặt vật và vị trí hiện ảnh trung gian để có được ảnh cuối cùng theo yêu cầu.

Giới thiệu cách ngắm chừng.

Yêu cầu học sinh thực hiện C1.

Yêu cầu học sinh cho biết khi ngắm chừng ở vô cực thì ảnh trung gian nằm ở vị trí nào.

Ghi sơ đồ tạo ảnh qua hệ thấu kính.

Ghi nhận đặc diểm của ảnh trung gian và ảnh cuối cùng.

Nêu vị trí đặt vật và vị trí hiện ảnh trung gian để có được ảnh cuối cùng theo yêu cầu.

Ghi nhận cách ngắm chừng.

Thực hiện C1.

Cho biết khi ngắm chừng ở vô cực thì ảnh trung gian nằm ở vị trí nào.

II. Sự tạo ảnh bởi kính hiển vi

Sơ đồ tạo ảnh:

Giáo án Vật Lí 11 Bài 33: Kính hiển vi mới nhất

A1B1 là ảnh thật lớn hơn nhiều so với vật AB. A2B2 là ảnh ảo lớn hơn nhiều so với ảnh trung gian A1B1.

Mắt đặt sau thị kính để quan sát ảnh ảo A2B2.

Điều chỉnh khoảng cách từ vật đến vật kính (d1) sao cho ảnh cuối cùng (A2B2) hiện ra trong giới hạn nhìn rỏ của mắt và góc trông ảnh phải lớn hơn hoặc bằng năng suất phân li của mắt.

Nếu ảnh sau cùng A2B2 của vật quan sát được tạo ra ở vô cực thì ta có sự ngắm chừng ở vô cực.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về số bội giác của kính hiển vi

a. Mục tiêu hoạt động: giúp hs nắm được số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực.

b. Tổ chức hoạt động: học sinh hoạt động nhóm.

c. Sản phẩm hoạt động: đạt được mục tiêu đề ra.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Giới thiệu công thức tính số bội giác khi ngắm chừng ở cực cận.

Giới thiệu hình vẽ 35.5.

Giáo án Vật Lí 11 Bài 33: Kính hiển vi mới nhất

Yêu cầu học sinh thực hiện C2.

Ghi nhận số bội giác khi ngắm chừng ở cực cận.

Quan sát hình vẽ.

Thực hiện C2.

III. Số bội giác của kính hiễn vi

+ Khi ngắm chừng ở cực cận:

GC = Giáo án Vật Lí 11 Bài 33: Kính hiển vi mới nhất

+ Khi ngắm chừng ở vô cực:

G = |k1|G2 = Giáo án Vật Lí 11 Bài 33: Kính hiển vi mới nhất

Với δ = O1O2 – f1 – f2.

C. Luyện tập

Hoạt động 5: Hệ thống hóa kiến thức và bài tập

a. Mục tiêu hoạt động: giúp hs nắm được kiến thức chung và giải được bài tập liên quan.

b. Tổ chức hoạt động: học sinh hoạt động nhóm.

c. Sản phẩm hoạt động: đạt được mục tiêu đề ra và vở ghi của học sinh.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản.

Yêu cầu học sinh giải bài tập trang 212 sách giáo khoa.

Tóm tắt những kiến thức cơ bản.

Các nhóm nhận nhiệm vụ thảo luận và trình bày kết quả của nhóm.

D. Vận dụng – Mở rộng

Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà

a. Mục tiêu hoạt động: Giúp HS khắc sâu kiến thức và phương pháp giải.

b. Tổ chức hoạt động: Cá nhân hoạt động.

c. Sản phẩm hoạt động: Bài tự làm của học sinh trên giấy.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản.

Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập 3.7 và 3.8 sách bài tập.

Tóm tắt những kiến thức cơ bản.

Ghi các bài tập về nhà.

V. RÚT KINH NGHIỆM:

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Vật Lí 11 KNTT Xem thử Giáo án Vật Lí 11 CTST Xem thử Giáo án Vật Lí 11 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 11 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học