Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Kết nối tri thức Bài 13: Một số bộ phận của thực vật

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nhận biết và nói (hoặc viết) được các loại rễ cây và đặc điểm của từng loại .

- So sánh được (hình dạng, kích thước, màu sắc,...) của rễ cây và thân cây của các thực vật khác nhau.

- Phân loại được thực vật dựa trên đặc điểm của rễ cây và thân cây

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu thiên nhiên; yêu động vật, thực vật.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy: một số cây thật; thẻ tên cây; bảng HĐ nhóm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Em yêu cây xanh” để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi: Bài hát nói về điều gì?

+ Xung quanh chúng ta có rất nhiều loài cây khác nhau. Em thích cây nào? Vì sao?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát.

+ Trả lời: Bài hát muốn nói trồng cây xanh sẽ mang lại cho con người nhiều lợi ích: có bóng mát, hoa thơm, trái ngọt,...

+ HS dựa trên kinh nghiệm của bản thân để TLCH

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nêu được tên một số bộ phận của thực vật.

+ So sánh được (hình dạng, kích thước, màu sắc,...) của rễ cây và thân cây của các thực vật khác nhau.

+ Phân loại được thực vật dựa trên đặc điểm của rễ cây và thân cây

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Tìm hiểu về sự đa dạng của thực vật (làm việc nhóm 2)

- GV cho HS đọc yc HĐ.

- Hướng dẫn HS quan sát H1 và vận dụng vốn hiểu biết của mình để trao đổi theo yc HĐ

- GV mời các nhóm trình bày, HS khác nhận xét.

H: Ngoài các cây trong hình, em còn biết những cây nào? Nêu dặc điểm của một số cây em biết

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt HĐ1 và mời HS nhắc lại.

Thực vật rất đa dạng, các loại cây khác nhau có những đặc điểm khác nhau

- Học sinh đọc yêu cầu bài

- HS quan sát H1, trao đổi theo yc: Các bạn rong hình đang QS những cây nào? Nêu đặc điểm của một số cây trong hình.

- Đại diện một số em trình bày

- Một số HS trình bày

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại  nội dung HĐ1

Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm (làm việc nhóm 4)

- GV giao cho mỗi nhóm 2 loại rễ cây. Y/C các nhóm quan sát, nêu đặc điểm của từng loại rễ cây. Kết hợp quan sát H2 để nêu tên từng loại rễ.

- GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm; gọi đại diện các nhóm trình bày.

H: Vậy rễ cây có mấy loại chính?

- GV nhận xét, tuyên dương, chốt ND: Rễ cây có 2 loại chính đó là rễ cọc và rễ chùm

- Cho HS nêu tên một số loài cây có rễ cọc và rễ chùm

- Cho HS quan sát thêm rễ cây trầu không, nhận xét về cách mọc của rễ

=> GV giới thiệu: rễ cây trầu không gọi là rễ phụ

- Cho HS quan sát củ cà rốt và nhận xét

=> GV giới thiệu: có một số cây rễ phình to thành củ

- GV tổng hợp ND

Hoạt động 3: Tìm hiểu về cách mọc và các đặc điểm của thân cây

- GV yêu cầu các nhóm QS H3 – H10: Kể tên các loài cây, nêu cách mọc và đặc điểm về màu sắc, hình dạng, kích thước của cây (dùng phiếu)

- GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm QS, thảo luận và hoàn thành phiếu

Tên cây

Thân đứng

Thân leo

Thân bò

Thân cứng

Thân mềm

- Đại diện các nhóm trình bày

- GV nhận xét, chốt ND:

+ Cây có 3 cách mọc: mọc đứng, mọc leo, mọc bò

+ Có 2 loại thân cây: Thân cứng (thân gỗ), thân mềm (thân thảo)

+ Các loài cây có độ lớn, màu sắc khác nhau

- Học sinh làm việc nhóm 4, quan sát và thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày:

+ Rễ cây có 2 loại chính: rễ cọc và rễ chùm

- HS kể tên các loài cây

- HS quan sát và nêu: rễ cây trầu không mộc từ thân cây

- Hs kể tên thêm một số cây có rễ phụ: cây đa, cây si

- HS quan sát và nhận xét: cà rốt có rễ phình to thành củ

- HS kể tên các cây rẽ phình to thành củ:củ cải, củ đậu,...

- HS làm việc theo nhóm: quan sát, thảo luận và trình bày:

+ Cây thân mọc đứng: cây mít, cây lúa

+ Cây thân leo: dưa chuột

+ Cây thân bò: dưa hấu

+ Cây thân cứng: cây mít

+ Cây thân mềm: dưa chuột, dưa hấu, cây lúa

+ Các loài cây có độ lớn, màu sắc khác nhau

- HS nhắc lại

- Kể tên thêm một số loài cây có thân cứng, thân mềm, mọc đứng, mọc bò, mọc leo

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Phân biệt được các loại rễ cây, thân cây

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Thực hành phân biệt các loại rễ cây (nhóm 4)

- GV y/c HS đưa các cây đã sưu tầm được, xếp các cây theo 4 nhóm: cây có rễ cọc, cây có rễ chùm, cây có rễ phụ, cây có rễ phình to thành củ.

- GV theo dõi các nhóm

- Gọi đại diện một số nhóm trình bày

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh đưa các cây sưu tầm được đặt lên bàn và xếp các cây theo 4 nhóm

- Đại diện các nhóm trình bày:
- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Tia chớp”

+ Chia lớp thành 2 đội chơi; phát cho mỗi bạn ở mỗi đội chơi 1 tấm thẻ có ghi tên 1 loài cây

+ Y/C 2 đội chơi lần lượt lên gắn thẻ có ghi tên các loài cây vào bảng có 2 nhóm: thân gỗ và thân thảo

Đội nào gắn nhanh và đúng thì đội đó thắng cuộc

- GV khuyến khích cả lớp

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS lắng nghe luật chơi.

- Lớp chia thành 2 đội và nhận thẻ

- Lần lượt từng HS của mỗi đội chạy lên gắn thẻ vào bảng

- Cả lớp cùng kiểm tra, đánh giá

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học