Giáo án Toán lớp 5 Bài 93: Ôn tập phép nhân, phép chia (tiếp theo) - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

A. Yêu cầu cần đạt

– Củng cố, hoàn thiện các kiến thức, kĩ năng giải quyết vấn đề liên quan đến:

+ Bài toán rút về đơn vị.

+ Bài toán tìm số trung bình cộng.

+ Bài toán “Tổng -Hiệu”, “Tổng -Tỉ”, “Hiệu -Tỉ”.

+ Bài toán có chứa yếu tố về tỉ số phần trăm.

– HS có cơ hội để phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

B. Đồ dùng dạy học

GV: Hình ảnh có trong bài (nếu cần).

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

I. Khởi động

– GV có thể cho HS hát múa tập thể tạo không khí lớp học vui tươi.

– HS hát múa tạo không khí lớp học vui tươi.

II. Luyện tập – Thực hành

Bài 1:

– Sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích.

– GV giúp HS hệ thống lại cách giải các loại bài trên.

– Một HS đọc từng câu.

– Cả lớp suy nghĩ, chọn thẻ Đ/S (hoặc viết Đ/S vào bảng con) rồi giơ lên theo hiệu lệnh của GV.

a) Đúng
b) Sai
c) Đúng
d) Đúng
e) Sai

– HS giải thích.

Ví dụ:

b) Trung bình cộng của nhiều số = Tổng các số chia cho số các số hạng.

III. Vận dụng – Trải nghiệm

Bài 2:

– Sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích tại sao chọn đáp án đó.

GV hệ thống cho HS cách nhận dạng loại bài → Bước 1: Rút về đơn vị (tìm số quả bóng trong 1 hộp) → Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

Bài 3:

– Sửa bài, GV có thể treo (hoặc trình chiếu) hình vẽ biểu đồ cho HS trả lời kết hợp thao tác trên biểu đồ khi trình bày và giải thích cách làm.

Thử thách

– Khi sửa bài, GV có thể treo (hoặc trình hợp thao tác trên hình vẽ khi trình bày và giải thích cách làm.

– HS nhận biết yêu cầu của bài: Chọn ý trả lời đúng.

– HS tìm hiểu bài, thực hiện cá nhân rồi chia sẻ nhóm đôi.

a) C    b) A

– HS giải thích tại sao chọn đáp án đó.

Ví dụ:

a) 144 : 18 = 8 →8 × 3 = 24 →Đáp án C.

– HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu và thảo luận cách làm.

a) Một tuần An đi bơi mấy ngày, mỗi ngày bơi mấy giờ?

b) Thời gian bơi trung bình một ngày của An

c) Thời gian bơi Chủ nhật = ?% thời gian bơi trung bình 4 ngày.

– HS thực hiện cá nhân.

a) 4 ngày/tuần:

Thứ Ba – 0,75 giờ; Thứ Năm – 0,75 giờ;

Thứ Bảy – 1 giờ; Chủ nhật – 1,5 giờ.

b) (0,75 + 0,75 + 1 + 1,5) : 4 = 1

Trung bình mỗi ngày An bơi 1 giờ.

c) 1,5 : 1 × 100% = 150%

Thời gian An bơi ở ngày Chủ nhật bằng 150% thời gian bơi trung bình cả 4 ngày.

– HS trả lời kết hợp thao tác trên biểu đồ khi trình bày và giải thích cách làm.

Ví dụ:

a) Dựa vào biểu đồ, An đi bơi vào các ngày thứ Ba, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật.

– HS tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu và thảo luận cách làm.

– HS thực hiện cá nhân.

a) 50%    b) 33,75

– HS trả lời kết hợp thao tác trên hình vẽ khi trình bày và giải thích cách làm.

a) Vì 15 : 10 = 150% và 22,5 : 15 = 150%

→ Tăng 50%.

b) Vì 22,5 × 150% = 33,75 → Khối lượng gạo xuất khẩu quý tư là 33,75 nghìn tấn.

D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

I. Khởi động

GV tổ chức cho HS hát múa tạo không khí lớp học vui tươi.

HS hát múa tạo không khí lớp học vui tươi.

II. Luyện tập – Thực hành

– GV có thể tổ chức cho HS chơi “Ai nhanh hơn?”.

GV nêu yêu cầu.

Ví dụ: Tính 12 của 18 kg.

Lưu ý: GV nên chọn các số đơn giản, dễ nhẩm.

HS thực hiện vào bảng con.

18 × 12 = 9 (kg)

III. Vận dụng – Trải nghiệm

Bài 4:

– Khi sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích cách chọn phép tính.

Lưu ý: HS có thể tìm số lớn trước hay số bé trước đều được.

Bài 5: Thực hiện tương tự Bài 4.

– HS xác định bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

– HS thực hiện cá nhân.

Bài giải

33 000 000 × 23 = 22 000 000

Bác Năm mua hai con bò hết 22 000 000 đồng.

(22 000 000 – 10 000 000) : 2 = 6 000 000

Giá tiền một con bò con là 6 000 000 đồng.

6 000 000 + 10 000 000 = 16 000 000

Giá tiền một con bò mẹ là 16 000 000 đồng.

Trả lời: Bò mẹ giá 16 000 000 đồng.

Bò con giá 6 000 000 đồng.

– HS giải thích cách chọn phép tính.

Ví dụ:

Bước 1: Tìm số tiền bác Năm dùng mua bò → Tìm phân số của một số.

Bước 2: Tìm giá tiền một con bò con (hay bò mẹ) → Đây là bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó → Tìm số bé (hay số lớn).

Bước 3: Tìm giá tiền bò mẹ (hay bò con) → Tìm số lớn (hay số bé).

– HS đọc kĩ đề bài, nhận biết cái đã cho, cái phải tìm.

+ Cái đã cho:

Có tất cả 1 225 học sinh.

Khối lớp 4 và 5: 40%.

Khối lớp 2 và 3: gấp 2 lần khối lớp 1.

– HS nhận biết: Bài toán Tổng – Tỉ.

– HS làm bài cá nhân.

Bài giải

1 225 × 40% = 490

Khối lớp 4 và 5 có 490 học sinh.

1 225 – 490 = 735

Khối lớp 1, 2 và 3 có 735 học sinh.

Giáo án Toán lớp 5 Bài 93: Ôn tập phép nhân, phép chia (tiếp theo) | Chân trời sáng tạo

2 + 1 = 3

Tổng số phần bằng nhau là 3 phần.

735 : 3 = 245

Khối lớp 1 có 245 học sinh.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học