Giáo án Toán lớp 5 Bài 92: Ôn tập phép nhân, phép chia - Chân trời sáng tạo
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
A. Yêu cầu cần đạt
– Củng cố và hoàn thiện các kĩ năng liên quan đến:
+ Ý nghĩa của phép nhân, phép chia; mở rộng ý nghĩa của phép nhân, phép chia.
+ Thực hiện phép nhân, phép chia các số tự nhiên, phân số, số thập phân.
+ Các trường hợp nhân, chia nhẩm đã học.
+ Tính chất các phép tính và việc vận dụng trong thực hành tính.
+ Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
– Giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến phép nhân, phép chia.
– HS có cơ hội để phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
B. Đồ dùng dạy học
GV: Hình ảnh có trong bài (nếu cần).
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG GV |
HOẠT ĐỘNG HS |
I. Khởi động | |
GV có thể tổ chức cho HS chơi để ôn một trong các nội dung sau: – Viết phép tính nhân/chia → Gọi tên các thành phần của phép tính. – Các quy tắc tìm thành phần chưa biết trong phép tính nhân/chia. – Nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1 000; ... hay 0,1; 0,01; 0,001;... Chia nhẩm một số thập phân cho 10; 100; 1 000; ... hay 0,1; 0,01; 0,001; ... Điểm giống nhau giữa nhân và chia nhẩm số thập phân → Cách chuyển dấu phẩy. … |
– HS thực hiện theo yêu cầu. |
II. Luyện tập – Thực hành | |
Bài 1: – GV cũng có thể vận dụng phương pháp nhóm các mảnh ghép để tổ chức cho HS luyện tập. – Khi sửa bài, GV có thể trình chiếu (hoặc treo) hình vẽ lên cho HS quan sát, khuyến khích nhiều nhóm trình bày (kết hợp thao tác trên hình để giải thích cách làm). Lưu ý: Ở câu e, các em có thể thực hiện theo các cách khác nhau: + Áp dụng quy tắc tìm thành phần chưa biết (thừa số, số bị chia, số chia). + Dùng quan hệ nhân – chia. + Dùng suy luận tương tự. Với những HS còn hạn chế, GV có thể giúp các em nhận biết cách làm qua một ví dụ đơn giản, chẳng hạn: … Bài 2: – Khi sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích cách làm. Lưu ý: GV giúp HS tái hiện và ghi nhớ: Số dư < Số chia. Bài 3: – Khi sửa bài, GV có thể cho HS thi đua tiếp sức: Nối (hoặc gắn) các thẻ có sơ đồ phù hợp với sự liên quan giữa số lớn và số bé, khuyến khích HS giải thích cách làm. Lưu ý: HS có thể có những cách giải thích khác nhau, nếu hợp lí thì công nhận. Bài 4: – Hỏi nhanh đáp gọn để ôn lại các tính chất của phép nhân, vai trò của số 0 và số 1 trong phép tính nhân/chia. – Khi sửa bài, GV tạo điều kiện cho nhiều HS nói. Lưu ý: GV hệ thống các tính chất của phép nhân, vai trò số 0 và số 1 trong phép tính nhân/chia. Bài 5: – Sửa bài, GV khuyến khích HS nói cách làm. Lưu ý: GV cũng có thể đọc lần lượt từng phép tính cho HS viết kết quả vào bảng con. GV hệ thống cách nhân (chia) nhẩm một số với (cho) 10; 100; 1 000; … |
– HS (nhóm bốn) tìm hiểu bài: a) Viết tổng số hạng bằng nhau. b) Dựa vào tổng các số hạng bằng nhau, viết phép nhân. c) Số? Dựa vào từ khoá: Cái gì được lấy mấy lần? Từ phép nhân, viết hai phép chia hết →Mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia → Gắn với các bài toán Chia thành các phần bằng nhau và Chia theo nhóm. d) Gọi tên các thành phần của ba phép tính đã viết. e) Nói cách tìm thành phần chưa biết trong tính nhân/chia. – HS làm bài theo nhóm bốn (có thể phân công mỗi HS/câu). a) 2kg + 2kg + 2kg + 2kg + 2kg + 2kg + 2kg = 14 kg b) 2 kg × 7 = 14 kg c) 2 kg cam được lấy 7 lần; 14 kg đựng đều vào 7 túi, mỗi túi được 2 kg 14 kg đựng vào các túi, mỗi túi 2 kg thì được 7 túi. e) 1,5 × ? = 10,5 → Lấy tích chia cho thừa số kia → 10,5 : 1,5 = 7 → 1,5 × 7 = 10,5 ? : 7 = 10,5 → Lấy thương nhân với số chia → 10,5 × 7 = 73,5 → 73,5 : 7 = 10,5 → 10,5 : ? = 7 → Lấy số bị chia chia cho thương → 10,5 : 7 = 1,5 → 10,5 : 7 = 1,5 – HS xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định các việc cần làm: a) Chọn số thích hợp thay cho dấu .?. b) Gọi tên các thành phần của phép chia có dư. – HS làm bài cá nhân. a) Chia đều 78 quyển vở cho 35 bạn, mỗi bạn được 2 quyển, còn dư 8 quyển. b) – HS giải thích cách làm. Ví dụ: Chia đều →Phép tính chia. Chia 78 quyển cho 35 bạn →78 : 35. … – HS thực hiện nhóm đôi. – HS giải thích cách làm. Ví dụ: A: Số lớn gấp đôi số bé → Số bé = 4 (phần) : 2 = 2 (phần) → M. … – HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài: Thay dấu .?. bằng chữ hoặc số thích hợp. – HS (nhóm đôi) thực hiện. a) a × b = b × a (a × b) × c = a × (b × c) (a + b) × c = a × c + b × c a × 1 = 1 × a = a b) a × 0 = 0 × a = 0 a : 1 = a a : a = 1 (a khác 0) 0 : b = 0 (b khác 0) c) Không có phép chia cho số 0. – HS đọc yêu cầu và xác định các việc cần làm: Tính nhẩm. – HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn. a) 127 × 100 = 12 700 0,83 × 10 = 8,3 5,64 × 1 000 = 5 640 b) 36 000 : 100 = 360 4,2 : 10 = 0,42 788 : 1 000 = 0,788 – HS nói cách làm. Ví dụ: 5,64 × 1 000 → Chuyển dấu phẩy sang phải ba chữ số → 5,64 × 1 000 = 5 640. |
D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG GV |
HOẠT ĐỘNG HS |
I. Khởi động | |
– GV có thể tổ chức cho HS chơi “Ai nhanh hơn?” – GV nêu phép tính. Ví dụ: 8,23 × 2 × 0,5 … Lưu ý: GV nên chọn các số đơn giản, dễ nhẩm. |
– HS thực hiện vào bảng con. 8,23 × (2 × 0,5) = 8,23 × 1 = 8,23 |
II. Luyện tập – Thực hành | |
Bài 6: – Hỏi nhanh đáp gọn để ôn lại cách nhân (chia) nhẩm một số với (cho) 0,1; 0,01; 0,001;… – Khi sửa bài, GV tạo điều kiện cho nhiều HS nói. Lưu ý: GV cũng có thể đọc lần lượt từng câu hay phép tính cho HS viết số cần điền hay kết quả phép tính vào bảng con. Bài 7: Tổ chức thực hiện tương tự Bài 6. – Hỏi nhanh đáp gọn, viết phân số dưới dạng số thập phân (và ngược lại) → Giúp HS nhận biết vì 0,5 = nên một số nhân với 0,5 cũng bằng chính số đó × → Có thể lấy số đó chia cho 2. Tương tự với 0,25. →Một số nhân với 0,25 cũng bằng chính số đó × → Có thể lấy số đó chia cho 4. |
– HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài: a) Hoàn thiện quy tắc. b) Dựa vào quy tắc để tính cho nhanh. – HS (nhóm đôi) thực hiện. a) Khi nhân một số với 0,1; 0,01; 0,001; … ta có thể lấy số đó chia cho 10; 100; 1 000; … Khi chia một số cho 0,1; 0,01; 0,001;… ta có thể lấy số đó nhân với 10; 100; 1 000; … b) 8,6 × 0,1 = 0,86 14,1 × 0,01 = 0,141 572 x0,001 = 0,572 8,6 : 0,1 = 86 14,1 : 0,01 = 1 410 572 : 0,001 = 572 000 – HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài: a) Hoàn thiện quy tắc. b) Dựa vào quy tắc để tính cho nhanh. 0,5 = hoặc = ? 0,5 = = 0,5 0,25 = hoặc = ? 0,25 = = 0,25 |
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:
Giáo án Toán lớp 5 Bài 93: Ôn tập phép nhân, phép chia (tiếp theo)
Giáo án Toán lớp 5 Bài 95: Ôn tập độ dài, khối lượng, dung tích, nhiệt độ, tiền Việt Nam
Giáo án Toán lớp 5 Bài 96: Ôn tập chu vi, diện tích, thể tích
Giáo án Toán lớp 5 Bài 97: Ôn tập chu vi, diện tích, thể tích (tiếp theo)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)