Giáo án Toán lớp 5 Bài 98: Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

A. Yêu cầu cần đạt

– Ôn tập, hệ thống hoá của một số kiến thức, kĩ năng về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian; các công thức tìm vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều.

– Vận dụng vào giải quyết vấn đề đơn giản của cuộc sống thực tế.

– HS có cơ hội để phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; mô hình hoá toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất chăm chỉ, nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

B. Đồ dùng dạy học

GV: Hình ảnh có trong bài (nếu cần).

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

I. Khởi động

Có thể dùng một trò chơi để ôn lại mối quan hệ của các đơn vị đo thời gian, xem tờ lịch tháng, …

HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

II. Luyện tập – Thực hành

Luyện tập

Bài 1:

– GV cho HS đọc từng câu.

– Sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích.

Bài 2:

– Khi sửa bài, GV có thể cho HS đại diện nhóm đọc kết quả rồi trình bày cách làm. GV cũng có thể đọc từng yêu cầu cho HS thực hiện vào bảng con.

• GV giúp HS hệ thống mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.

Bài 3: Thực hiện tương tự Bài 2.

– Sửa bài, GV có thể cho HS đại diện nhóm đọc kết quả rồi trình bày cách làm.

• GV giúp HS hệ thống các bước viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân: Xác định phần nguyên, phần thập phân, vị trí dấu phẩy.

Bài 4:

– Khi sửa bài, GV có thể cho HS đọc đoạn văn đã hoàn thiện.

Bài này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cuộc sống, cách đọc giờ, xem tờ lịch ngày.

Bài 5:

– Sửa bài, GV chiếu hình ảnh 4 tờ lịch giúp HS trình bày cách làm.

– Cả lớp suy nghĩ, chọn thẻ Đ/S (hoặc viết Đ/S vào bảng con) rồi giơ lên theo hiệu lệnh của GV.

a) Sai   b) Sai   c) Đúng   d) Đúng

– HS giải thích.

Ví dụ:

a) 1 giờ = 60 phút; 1 phút = 60 giây

→Gấp 60 lần.

b) 1 tháng có 30 ngày; 31 ngày; 28 ngày hoặc 29 ngày.

– HS đọc yêu cầu: Số?

HS nhận biết việc cần làm: Đổi đơn vị đo thời gian.

– HS làm bài cá nhân, chia sẻ nhóm đôi.

a) 32 giờ = 90 phút

12 phút = 720 giây

b) 5 ngày = 120 giờ

3 năm rưỡi = 42 tháng

– HS trình bày cách làm.

Ví dụ:

a) 1 giờ = 60 phút; 60 phút × 32 = 90 phút

32 giờ = 90 phút

– HS đọc yêu cầu: Số thập phân?

– HS nhận biết việc cần làm: Đổi đơn vị đo thời gian.

– HS làm bài cá nhân, chia sẻ nhóm.

a) 195 giây = 3,25 phút

288 phút = 4,8 giờ

b) 30 tháng = 2,5 năm

18 giờ = 0,75 ngày

– HS trình bày cách làm.

Ví dụ:

a) 1 phút = 60 giây →195 : 60 = 3,25

→195 giây = 3,25 phút

– HS đọc yêu cầu, nhận biết việc cần làm: Thay dấu .?. bằng số thích hợp.

– HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn bên cạnh.

Sáng Chủ nhật, ngày 30 tháng 4 năm 2023, Trường Tiểu học Hoa Ban đã tổ chức Ngày hội thể thao của học sinh. Lúc 8 giờ 35 phút, người về đích đầu tiên là bạn Vừ A Sủng thuộc đội chạy việt dã của lớp 5D.

– HS đọc yêu cầu, nhận biết việc cần làm: Xem lịch tháng, trả lời câu hỏi.

– HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn bên cạnh.

a) Năm 2023 thuộc thế kỉ 21. Năm 2023 không phải là năm nhuận.

b) Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 29 tháng 4.

c) Ngày cuối cùng của năm 2023 là ngày Chủ nhật.

– HS trình bày cách làm.

Ví dụ:

a) Từ năm 2001 đến 2100 là thế kỉ 21

→2001 < 2023 < 2100 hay 20 + 1 = 21

→ Năm 2023 thuộc thế kỉ 21.

Tháng 2 năm 2023 có 28 ngày

→Năm 2023 không phải năm nhuận.

c) Một năm có 365 ngày.

365 : 7 = 52 tuần (dư 1)

Ngày 01/01/2023 là Chủ nhật

→Ngày cuối của tuần thứ 52 là thứ Bảy

→Ngày còn dư là ngày Chủ nhật

→Ngày cuối cùng của năm 2023 là ngày Chủ nhật.

III. Vận dụng – Trải nghiệm

Khám phá

– Sửa bài, GV khuyến khích HS nói cách thực hiện.

– HS (nhóm đôi) nhận biết yêu cầu của bài.

Xác định các việc cần làm: Thay .?. bằng từ hay số thích hợp.

• 17 năm – 4 tuần    • XX

– HS nói cách thực hiện.

D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

I. Khởi động

Có thể dùng một trò chơi chuyển tải cách tính: Thời gian, vận tốc, quãng đường, …

HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

II. Luyện tập – Thực hành

Bài 6:

– Sửa bài, GV khuyến khích HS trình bày cách tính, giúp HS khái quát hoá cách đặt tính, tính các số đo thời gian.

Lưu ý:

– Đối với phép cộng – trừ: Đặt sao cho thẳng cột các đơn vị đo; luôn chú ý có nhớ.

– Đối với phép nhân: Chú ý trường hợp có nhớ để đổi cho đúng.

– Đối với phép chia: Chú ý trường hợp chia có dư → Đổi rồi chia tiếp.

– GV nhắc nhở HS thử lại.

– HS đọc yêu cầu, nhận biết việc cần làm:

Tính. (HS có thể đặt tính rồi tính.)

– HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn bên cạnh.

Giáo án Toán lớp 5 Bài 98: Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian | Chân trời sáng tạo

– HS trình bày cách tính.

– HS thường xuyên thử lại:

+ Dò từng bước tính.

+ Có thể dùng tính chất giao hoán của phép cộng để thử lại phép cộng, dùng phép cộng để thử lại phép trừ, dùng phép chia để thử lại phép nhân và ngược lại.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học