Giáo án Toán lớp 5 Bài 99: Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian (tiếp theo) - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

A. Yêu cầu cần đạt

– Vận dụng các kiến thức, kĩ năng về số đo thời gian; các bài toán về chuyển động đều để giải quyết vấn đề đơn giản của cuộc sống thực tế.

– HS có cơ hội để phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; mô hình hoá toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất chăm chỉ, nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

B. Đồ dùng dạy học

GV: Hình ảnh có trong bài (nếu cần).

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

I. Khởi động

GV tổ chức cho HS chơi, tạo bầu không khí vui tươi.

HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

II. Luyện tập – Thực hành

Có thể dùng một trò chơi ôn lại cách tính: thời gian, vận tốc, quãng đường, …

GV nêu yêu cầu.

Ví dụ: Một người đi bộ 3 giờ được 15 km.

Tính vận tốc.

HS thực hiện vào bảng con.

15 : 3 = 5 (km/giờ)

III. Vận dụng – Trải nghiệm

Luyện tập

Bài 1:

– Khi sửa bài, GV khuyến khích nhiều HS trình bày bài giải (có giải thích cách làm).

Lưu ý: Bước giải dầu tiên có thể lập luận: Do vận tốc là 42,5 km/giờ nên quãng đường 25 vòng quanh Hồ Gươm dài 42,5 km.

Bài 2:

– Khi sửa bài, GV khuyến khích nhiều HS trình bày bài giải (có giải thích cách làm).

Lưu ý: HS có thể lí luận khác nhau, nếu hợp lí và đúng thì chấp nhận.

– HS (nhóm đôi) đọc kĩ đề bài, nhận biết: 42,5 km/giờ → 1 giờ đi được 25 vòng

→1 vòng:    .?. km.

– HS tìm cách giải.

Dựa vào ý nghĩa của vận tốc:

42,5 km/giờ có nghĩa là 1 giờ di chuyển được 42,5 km

→Trong 1 giờ, di chuyển được 25 vòng tương ứng với quãng đường dài 42,5 km.

25 vòng:    42,5 km

1 vòng:  .?.  km

– HS trình bày bài (cá nhân).

Bài giải

42,5 × 1 = 42,5

Quãng đường 25 vòng quanh Hồ Gươm dài 42,5 km.

42,5 : 25 = 1,7

Quãng đường một vòng quanh Hồ Gươm dài 1,7 km.

– HS giải thích cách làm. Ví dụ:

Bước 1: Tìm quãng đường 25 vòng → v × t

Bước 2: Quãng đường 1 vòng → s : 25

...

– HS đọc kĩ đề bài và nhận biết:

a) Biết:

+ Quãng đường: 6 280 m.

+ Vận tốc: 62,8 km/giờ.

+ Thời điểm bắt đầu vào đường hầm: 09 : 55 (có nghĩa là 9 giờ 55 phút).

Hỏi: Thời điểm ra khỏi đường hầm.

b) Vận tốc tối đa cho phép là 70 km/giờ có nghĩa là: Nếu chạy với vận tốc lớn hơn 70 km/giờ thì sẽ vi phạm luật giao thông.

Biết:

+ Thời điểm vào hầm: 3 giờ 58 phút.

+ Thời điểm ra khỏi hầm: 4 giờ 2 phút.

+ Quãng đường: 6 280 m.

Hỏi: Xe có vi phạm luật giao thông không?

– HS tìm cách làm.

a) Muốn tìm thời điểm ra khỏi đường hầm, phải biết thời điểm vào hầm (9 giờ 55 phút) và khoảng thời gian xe chạy trong đường hầm (chưa biết).

Muốn tìm khoảng thời gian xe chạy trong đường hầm phải biết quãng đường (6 280 m) và vận tốc (62,8 km/giờ). (Hai đơn vị này đã phù hợp chưa?)

b) Muốn biết xe có vi phạm luật giao thông hay không, phải so sánh vận tốc xe (chưa biết) với vận tốc tối đa cho phép (70 km/giờ).

Muốn tìm vận tốc xe phải biết quãng đường (6 280 m) và khoảng thời gian di chuyển (chưa biết). Muốn tìm khoảng thời gian di chuyển, dựa vào thời điểm xe vào hầm (3 giờ 58 phút) và thời điểm xe ra khỏi hầm (4 giờ 2 phút).

Bước 1: Tìm thời gian di chuyển.

Bước 2: Xác định xe có vi phạm luật giao thông hay không.

– HS giải bài toán (cá nhân).

Bài giải

a) 6 280 m = 6,28 km

6,28 : 62,8 = 0,1

0,1 giờ = 6 phút

Thời gian xe di chuyển trong đường hầm là 6 phút.

9 giờ 55 phút + 6 phút = 10 giờ 1 phút.

Xe ra khỏi đường hầm lúc 10 giờ 1 phút.

b) 4 giờ 2 phút – 3 giờ 58 phút = 4 phút

Thời gian xe di chuyển là 4 phút.

4 phút = 115 giờ

6,28 : 115 = 94,2

Vận tốc của xe đó là 94,2 km/giờ.

94,2 km/giờ > 70 km/giờ.

Xe đó đã vi phạm luật giao thông, chạy quá tốc độ cho phép.

Trả lời:

a) Xe ra khỏi đường hầm lúc 10 giờ 1 phút.

b) Xe đó có vi phạm luật giao thông.

– HS giải thích cách làm.

a) Bước 1: Tìm thời gian di chuyển.

Bước 2: Tìm thời điểm ra khỏi đường hầm.

D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

I. Khởi động

GV tổ chức cho HS chơi, tạo bầu không khí vui tươi.

HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

II. Luyện tập – Thực hành

Có thể dùng một trò chơi ôn lại cách tính: chu vi hình vuông, chu vi hình tròn.

GV nêu yêu cầu.

Ví dụ: Tính chu vi hình vuông cạnh 7,5 m.

HS thực hiện vào bảng con.

7,5 × 4 = 30 (m)

III. Vận dụng – Trải nghiệm

Bài 3: Thực hiện tương tự Bài 2.

– Khi sửa bài, GV có thể cho HS trả lời rồi trình bày cách làm.

– GV giới thiệu quan hệ phụ thuộc giữa hai đại lượng quãng đường và thời gian:

Khi vận tốc không đổi, quãng đường gấp lên (hay giảm đi) bao nhiêu lần thì thời gian di chuyển cũng gấp lên (hay giảm đi) bấy nhiêu lần. (6 : 4,71 = 600 : 471)

– HS đọc đề bài toán, nhận biết việc cần làm: Giải bài toán để biết con sên nào quay về điểm A trước

→Tìm quãng đường mỗi con sên bò

→Tìm thời gian mỗi con sên bò

→ So sánh hai thời gian để xác định con sên nào quay về điểm A trước.

– HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn.

Bài giải

1,5 × 4 = 6

Chu vi hình vuông hay quãng đường Sên Xanh bò là 6 m.

1,5 × 3,14 = 4,71

Chu vi hình tròn hay quãng đường Sên Đỏ bò là 4,71 m.

6 : 0,01 = 600

Sên Xanh bò một vòng hết 600 giây.

4,71 : 0,01 = 471

Sên Đỏ bò một vòng hết 471 giây.

471 giây < 600 giây

Sên Đỏ quay về điểm A trước.

– HS trình bày cách làm.

Ví dụ:

Về đích trước bò nhanh hơn thời gian ngắn hơn tìm thời gian

HS có thể giải bài toán như sau:

Bài giải

1,5 × 4 = 6

Chu vi hình vuông hay quãng đường Sên Xanh bò là 6 m.

1,5 × 3,14 = 4,71

Chu vi hình tròn hay quãng đường Sên Đỏ bò là 4,71 m.

4,71 m < 6 m

Sên Đỏ quay về điểm A trước Sên Xanh vì vận tốc bằng nhau mà quãng đường Sên Xanh bò ngắn hơn quãng đường Sên Đỏ bò nên thời gian Sên Xanh bò sẽ ít hơn.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học