Giáo án Toán lớp 5 Bài 71: Đề-xi-mét khối - Chân trời sáng tạo
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
A. Yêu cầu cần đạt
– Nhận biết được đơn vị đo thể tích đề-xi-mét khối:
+ Biểu tượng, tên gọi, kí hiệu.
+ Đọc, viết các số đo theo đơn vị đề-xi-mét khối.
+ Quan hệ với đơn vị xăng-ti-mét khối, chuyển đổi đơn vị đo.
– Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến đề-xi-mét khối.
– HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán; mô hình hoá toán học; giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
B. Đồ dùng dạy học
GV: Đồ dùng trực quan dùng cho hoạt động Cùng học, Luyện tập 1, Khám phá.
Một số đồ vật có thể tích khoảng 1 dm3, chẳng hạn: hộp sữa, hộp bánh, hộp phấn, … (tham khảo hình vẽ trong Thực hành 1).
HS: Bộ đồ dùng học toán.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG GV |
HOẠT ĐỘNG HS |
I. Khởi động | |
– GV cho HS quan sát hình ảnh phần Khởi động. – Từ nội dung bóng nói, GV giới thiệu bài. |
– HS quan sát hình ảnh phần Khởi động.
|
II. Khám phá – Hình thành kiến thức mới: Đề-xi-mét khối | |
Giới thiệu đề-xi-mét khối – GV vừa giới thiệu vừa viết bảng: + Đề-xi-mét khối là một đơn vị đo thể tích. + Đề-xi-mét khối viết tắt là dm3. + 1 dm3 là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1 dm. Quan hệ giữa đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối. – GV: Ta xếp đầy các hình lập phương cạnh 1 cm vào hình này xem được bao nhiêu. – Ta xếp theo từng lớp. + Theo mỗi cạnh của hình lập phương cạnh 1 dm xếp được bao nhiêu hình lập phương cạnh 1 cm? + Mỗi lớp có bao nhiêu hình lập phương cạnh 1 cm? + Bao nhiêu lớp như vậy thì đầy hình lập phương cạnh 1 dm? – Mỗi hình lập phương cạnh 1 cm có thể tích bao nhiêu? – Hãy nêu quan hệ giữa đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối →GV viết bảng. |
– HS lặp lại: + Đề-xi-mét khối là một đơn vị đo thể tích. + Đề-xi-mét khối viết tắt là dm3. + 1 dm3 là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1 dm. – HS viết 1 dm3 vào bảng con. 1 dm – HS thảo luận nhóm bốn rồi trả lời. 10 hình (do 1 dm = 10 cm). 100 hình (do 10 x10 = 100). 10 lớp →1 000 hình (do 100 x10 = 1 000) 1 cm3 – HS nói: |
III. Luyện tập – Thực hành | |
Thực hành Bài 1: – GV cung cấp cho các nhóm HS một số vật đã chuẩn bị (hộp sữa, hộp bánh, …). – GV để mô hình lập phương cạnh 1 dm trên bàn GV cho HS quan sát, nhận biết độ lớn của 1 dm3, ước lượng thể tích các đồ vật theo đơn vị đo là đề-xi-mét khối. Lưu ý: GV có thể tổ chức cho HS chơi thi đua kể tên các đồ vật có thể tích khoảng 1 dm3 trong vòng 1 phút; tổ nào kể được nhiều nhất thì thắng cuộc. Bài 2: a) GV viết số đo: 42 dm3 1 009 dm3 dm3 80,05 dm3 b) GV đọc số đo: Bốn mươi hai đề-xi-mét khối. Sáu phần bảy đề-xi-mét khối. Ba trăm phẩy tám đề-xi-mét khối. Bài 3: – GV hỏi nhanh: + Chuyển đổi: dm3 →cm3. + Chuyển đổi: cm3 →dm3. + Nhân một số với 1 000, ta làm thế nào? + Chia một số cho 1 000, ta làm thế nào? – Sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích cách làm. |
– HS quan sát hình lập phương cạnh 1 dm trên bàn GV và nói cho nhau nghe. Ví dụ: + Hộp sữa có thể tích khoảng 1 dm3. … – HS đọc số đo: Bốn mươi hai đề-xi-mét khối. Một nghìn không trăm linh chín đề-xi-mét khối. Chín phần tư đề-xi-mét khối. Tám mươi phẩy không năm đề-xi-mét khối. – HS viết số đo vào bảng con và đọc: 42 dm3 dm3 300,8 dm3 – HS đáp gọn: + Nhân với 1 000. + Chia cho 1 000. + Thêm vào bên phải ba chữ số 0 hoặc chuyển dấu phẩy sang phải ba chữ số. + Bỏ ba chữ số 0 tận cùng hoặc chuyển dấu phẩy sang trái ba chữ số. – HS thực hiện cá nhân, chia sẻ nhóm đôi. a) 1 dm3 = 1 000 cm3 8 dm3 = 8 000 cm3 11,3 dm3 = 11 300 cm3 b) 1 000 cm3 = 1 dm3 15 000 cm3 = 15 dm3 127 400 cm3 = 127,4 dm3 c) 1 cm3 = 0,001 dm3 700 cm3 = 0,7 dm3 dm3 = 2 500 cm3 – HS giải thích cách làm. Ví dụ: a) 11,3 dm3 = (11,3 × 1 000) cm3 = 11 300 cm3 … |
D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG GV |
HOẠT ĐỘNG HS |
I. Khởi động | |
– GV có thể cho HS chơi “Đố bạn”. GV nêu yêu cầu. Ví dụ: 4,03 dm3 = ? cm3 ... |
– HS viết vào bảng con và giải thích cách làm. 4,03 dm3 = 4 030 cm3 (4,03 × 1 000 = 4 030) |
II. Luyện tập – Thực hành | |
Luyện tập Bài 1: – Sửa bài, GV khuyến khích HS nêu cách làm. GV dùng đồ dùng trực quan để HS nhận biết hình tạo thành sau khi ghép ở câu c. |
– HS (nhóm đôi) quan sát hình ảnh trong SGK, nhận biết yêu cầu, thảo luận rồi trình bày trước lớp. a) Thể tích hình A là 6 dm3, thể tích hình B là 10 dm3. b) 6 + 10 = 16 Tổng thể tích hai hình A và B là 16 dm3. c) Hình hộp chữ nhật có chiều dài và chiều rộng là 4 dm; chiều cao là 1 dm. – HS nêu cách làm. a) Mỗi hình lập phương có cạnh 1 dm →Thể tích mỗi hình lập phương là 1 dm3. Hình A gồm 6 hình lập phương nên thể tích hình A là 6 dm3. … |
III. Vận dụng – Trải nghiệm | |
Bài 2: – Sửa bài, GV khuyến khích HS nêu cách làm. Khám phá – GV chuẩn bị đồ dùng cho HS thực hành. |
– HS (nhóm đôi) quan sát hình ảnh trong SGK, nhận biết yêu cầu, thảo luận rồi trình bày trước lớp. – HS viết kết quả vào bảng con: 18 dm3 14,4 kg – HS nêu cách làm. Chồng gạch có 4 lớp, mỗi lớp 3 viên →Chồng gạch có 12 viên (3 x4 = 12). Thể tích mỗi viên khoảng 1,5 dm3 → Thể tích chồng gạch khoảng 18 dm3 (1,5 × 12 = 18). Khối lượng mỗi viên là 1,2 kg → Khối lượng chồng gạch là 14,4 kg (1,2 × 12 = 14,4). – Một HS sử dụng đồ dùng do GV chuẩn bị, thực hành trước lớp, HS quan sát để nhận biết: 1 l (nước) = 1 dm3 |
D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)