Giáo án Toán lớp 5 Bài 72: Mét khối - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

A. Yêu cầu cần đạt

– Nhận biết được đơn vị đo thể tích mét khối:

+ Biểu tượng, tên gọi, kí hiệu.

+ Đọc, viết các số đo theo đơn vị mét khối.

+ Quan hệ với đơn vị đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối, chuyển đổi đơn vị đo.

– Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến mét khối.

– HS có cơ hội phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán; mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

B. Đồ dùng dạy học

GV: Đồ dùng trực quan dùng cho Luyện tập 1.

HS: Bộ đồ dùng học toán.

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

I. Khởi động

– GV cho HS quan sát hình ảnh phần Khởi động.

– Từ nội dung bóng nói, GV giới thiệu bài.

– HS quan sát hình ảnh phần Khởi động.

Giáo án Toán lớp 5 Bài 72: Mét khối | Chân trời sáng tạo

II. Khám phá, hình thành kiến thức mới: Mét khối

Giới thiệu mét khối

– GV vừa giới thiệu vừa viết bảng:

+ Mét khối là một đơn vị đo thể tích.

+ Mét khối viết tắt là m3.

+ 1 m3 là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1 m.

Quan hệ giữa mét khối và đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối

– GV đặt vấn đề: Một mét khối bằng bao nhiêu đề-xi-mét khối, bao nhiêu xăng-ti-mét khối?

– GV hệ thống hoá cách làm.

+ Người ta xếp các hình lập phương nhỏ cạnh 1 dm vào hình lập phương cạnh 1 m

→ Xếp được mấy lớp, mỗi lớp xếp bao nhiêu hình lập phương?

→Xếp được bao nhiêu hình lập phương nhỏ thì đầy?

→ 1 m3 = ? dm3

1 dm3 = ? cm3

1 m3 = ? cm3

– GV viết lên bảng lớp:

Giáo án Toán lớp 5 Bài 72: Mét khối | Chân trời sáng tạo

– HS lặp lại:

+ Mét khối là một đơn vị đo thể tích.

+ Mét khối viết tắt là m3.

+ 1 m3 là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1 m.

– HS viết 1 m3 vào bảng con.

Giáo án Toán lớp 5 Bài 72: Mét khối | Chân trời sáng tạo

Xếp được 10 lớp, mỗi lớp có 100 hình lập phương nhỏ (10 x 10 = 100).

Xếp được 1 000 hình lập phương nhỏ thì đầy (100 x 10 = 1 000).

1 m3 = 1 000 dm3

1 dm3 = 1 000 cm3

1 m3 = 1 000 000 cm3

(vì 1 000 x1 000 = 1 000 000)

– HS viết bảng con:

Giáo án Toán lớp 5 Bài 72: Mét khối | Chân trời sáng tạo

III. Luyện tập – Thực hành

Thực hành

Bài 1:

– GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh trong SGK. Bước đầu HS làm quen với độ lớn của 1 m3 qua hình ảnh khung hình lập phương có cạnh 1 m. Khung này được vẽ cạnh bạn HS để các em dễ hình dung.

Bài 2:

– GV hỏi nhanh:

+ Chuyển đổi: dm3 → m3, cm3

+ Chuyển đổi: dm3 →m3

cm3 →m3

– Sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích cách làm.

Luyện tập

Bài 1:

– Sửa bài, GV khuyến khích HS nêu cách làm.

GV dùng đồ dùng trực quan để HS nhận biết mỗi hình sau khi ghép.

– HS thảo luận nhóm đôi, so sánh thể tích của một số vật với 1 m3giải thích.

Ví dụ:

+ Thể tích cặp sách bé hơn 1 m3 (chiếc cặp có thể nằm hoàn toàn trong khung).

+ Thể tích phòng học lớn hơn 1 m3 (chiếc khung nằm hoàn toàn trong phòng học).

– HS đáp gọn:

+ Nhân với 1 000; 1 000 000.

+ Chia cho 1 000.

Chia cho 1 000 000.

– HS thực hiện cá nhân, chia sẻ nhóm đôi.

a) 2 m3 = 2 000 dm3

34 m3 = 750 dm3

1,2 m3 = 1 200 000 cm3

b) 5 000 dm3 = 5 m3

2 500 dm3 = 2,5 m3

7 000 000 cm3 = 7 m3

– HS giải thích cách làm.

Ví dụ:

34 m3 = (0,75 × 1 000) dm3 = 750 dm3

– HS nhóm đôi quan sát hình ảnh trong SGK, nhận biết yêu cầu, thảo luận rồi trình bày trước lớp.

a) Ghép hình A và hình C;

Ghép hình B và hình D.

b) Thể tích mỗi hình ghép được là 15 m3.

– HS nêu cách làm.

a) Ghép hình A và hình C.

Giáo án Toán lớp 5 Bài 72: Mét khối | Chân trời sáng tạo

Ghép hình B và hình D.

Giáo án Toán lớp 5 Bài 72: Mét khối | Chân trời sáng tạo

Được hai hình hộp chữ nhật, mỗi hình đều gồm 15 hình lập phương.

b) Mỗi hình lập phương có cạnh 1 m nên thể tích là 1 m3

→Thể tích mỗi hình ghép được là 15 m3.

IV. Vận dụng – Trải nghiệm

Bài 2:

– Sửa bài, GV khuyến khích HS trình bày.

Vui học

– Sửa bài, GV khuyến khích HS nêu cách làm.

– HS tìm hiểu bài rồi thực hiện cá nhân.

2,5 m3 = 2 500 dm3

Bồn đó chứa được 2 500 l nước.

– HS nhóm bốn tìm hiểu bài, thảo luận rồi trình bày trước lớp.

– HS viết đáp án vào bảng con:

50 phút

– HS nêu cách làm.

10 cm = 1 dm

Mỗi khối nhựa cạnh 1 dm có thể tích 1 dm3. Hình lập phương sau khi xếp có cạnh 1 m nên thể tích là 1 m3.

→ Do 1 m3 = 1000 dm3 nên hình lập phương sau khi xếp gồm 1000 khối nhựa.

Xếp mỗi khối nhựa cần 3 giây.

3 x1 000 = 3 000

Rô-bốt hoàn thành công việc trong 3 000 giây.

3 000 giây = 50 phút (vì 3 000 : 60 = 50)

D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học