Giáo án Toán lớp 5 Bài 62: Thể tích của một hình - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết về thể tích của một hình khối (có thể hình dung như là “sự chiếm chỗ trong không gian” của hình đó).

- Nhận biết về số đo thể tích của một hình.

- Thực hành đo thể tích của một số hình khối với việc sử dụng đơn vị đo quy ước.

- Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết các vấn đề toán học.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên:

- Giáo án

- Máy tính, máy chiếu

- Bảng phụ, phiếu học tập

- Tranh khởi động, mô hình của các tam giác

- Thước kẻ, thước đo độ

2. Học sinh:

- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

I. Khởi động:

* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

* Phương pháp: Thực hành.

* Hình thức tổ chức: Tập thể cả lớp, cá nhân.

- GV chiếu hình ảnh Khởi động và yêu cầu HS quan sát và nói cho bạn nghe thông tin của bức tranh:

Giáo án Toán lớp 5 Bài 62: Thể tích của một hình | Cánh diều

- Các em hiểu “sự chiếm chỗ trong không gian” là gì?

Từ đó, GV giới thiệu: “Có một khái niệm toán học liên quan đến “sự chiếm chỗ trong không gian” của một hình khối, đó là “thể tích” của hình khối đó”

- GV dẫn dắt HS: “Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu thể tích của một hình khối, cách xác định thể tích đó. Bài mới: Bài 62. Thể tích của một hình!”

- HS quan sát, tìm hiểu.

- HS chú ý lắng nghe, hình thành động cơ học tập.

II. Hoạt động khám phá

* Mục tiêu:

- Nhận biêt được các kích thước của hình khối đã học;

- Nhận biết được thể tích của một hình.

* Cách tiến hành:

- GV chiếu hình ảnh đầu tiên và yêu cầu HS quan sát.

Giáo án Toán lớp 5 Bài 62: Thể tích của một hình | Cánh diều

- GV đặt câu hỏi:

+ Hình trên gồm những hình khối gì?

+ Vị trí của hai hình khối như thế nào?

- GV nhận xét: “Khi đó, ta nói Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật và ngược lại.”

- GV chiếu tiếp hình ảnh thứ hai:

Giáo án Toán lớp 5 Bài 62: Thể tích của một hình | Cánh diều

- GV đặt câu hỏi:

+ Các hình khối tạo lên hình A và hình B là hình khối gì?

+ Các hình khối đó có kích thước như thế nào?

+ Hình A gồm mấy hình lập phương nhỏ ghép lại?

+ Hình B gồm mấy hình lập phương nhỏ?

+ Ta có nhận xét như thế nào về số hình lập phương nhỏ của mỗi hình.

- GV nhận xét: “Khi đó ta nói thể tích hình A bằng thể tích hình B”

- GV chiếu tiếp hình ảnh thứ ba và đặt câu hỏi:

Giáo án Toán lớp 5 Bài 62: Thể tích của một hình | Cánh diều

+ Hình P gồm bao nhiêu hình lập phương nhỏ.

+ Hình M có bao nhiêu hình lập phương nhỏ?

+ Hình N gồm bao nhiêu hình lập phương nhỏ?

+ Ta nhận xét như thế nào về số hình lập phương nhỏ ở mỗi hình?

- GV nhận xét: “Khi đó, ta nói thể tích hình P bằng tổng thể tích hình M và hình N.”

- GV cho HS thảo luận nhóm rồi hệ thống lại kiến thức, gọi 2 - 3 nhóm trình bày kết quả có thể bằng sơ đồ tư duy hay liệt kê.

- GV nhận xét và chốt lại kiến thức.

- GV cho HS nhắc lại

- HS trả lời câu hỏi của GV:

+ Hình lập phương, hình hộp chữ nhật

+ Hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật.

- HS lắng nghe và ghi chép vào vở.

- HS trả lời câu hỏi:

+ Hình lập phương

+ Bằng nhau.

+ 4 hình lập phương nhỏ.

+ 4 hình lập phương nhỏ.

+ Bằng nhau.

- HS lắng nghe và ghi chép vào vở.

- HS trả lời câu hỏi:

+ 8 hình.

+ 2 hình

+ 6 hình.

+ Số hình lập phương ở hình E bằng tổng số hình lập phương của hình C và hình D.

- HS lắng nghe và ghi chép vào vở.

- HS nhắc lại kiến thức.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Cánh diều năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 5 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học