Giáo án Toán lớp 5 Bài 31: Nhân một số thập phân với một số tự nhiên - Chân trời sáng tạo
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
A. Yêu cầu cần đạt
– Thực hiện được phép nhân số thập phân với số tự nhiên.
– Giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến phép nhân số thập phân với số tự nhiên.
– HS có cơ hội để phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; mô hình hoá toán học; giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
B. Đồ dùng dạy học
GV: Hình ảnh phần Khởi động (nếu cần).
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
HOẠT ĐỘNG GV |
HOẠT ĐỘNG HS |
I. Khởi động | |
GV có thể cho HS chơi “Hỏi nhanh – Đáp gọn” để giúp HS ôn lại: • Nhân một số với số tự nhiên có hai chữ số; • Nhân một phân số với một số tự nhiên. GV trình chiếu (hoặc treo bảng phụ có ghi) tình huống Khởi động lên cho HS đọc. →Hình thành phép nhân: 1,5 × 3 = ? →Giới thiệu bài. |
HS đọc các bóng nói.
|
II. Khám phá, hình thành kiến thức mới | |
Ví dụ 1: Phép nhân 1,5 × 3 = ? Có thể tiến hành theo trình tự sau: – GV nêu vấn đề 1,5 × 3 = ? + Sửa bài, GV khuyến khích HS trình bày cách làm →GV hệ thống lại cách làm như SGK. – GV giới thiệu biện pháp tính: Để thực hiện phép nhân 1,5 × 3 ta có thể làm như sau (GV vừa vấn đáp vừa viết bảng lớp): + Đặt tính? + Tính? + GV: Ở bài đặt tính rồi tính, ta cần lưu ý điều gì? Ví dụ 2: Phép nhân 0,32 × 24 = ? – Khi sửa bài, GV khuyến khích nhiều nhóm HS trình bày. (Có thể chọn các nhóm có kết quả khác nhau → Tạo tình huống sư phạm → GV hướng dẫn.) + Khi đặt tính ta cần lưu ý điều gì? + Khi tính ta cần lưu ý việc gì?
– GV gợi ý để HS giải thích: Ở tích riêng thứ hai, tại sao lại viết chữ số 4 lùi vào một hàng? – GV chỉ vào phép tính hàng dọc. Lưu ý: Khi thực hiện phép nhân (viết) với số có hai chữ số: Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm sao? |
+ HS (nhóm đôi) nhận biết các cách có thể thực hiện: • Chuyển số thập phân thành phân số thập phân rồi thực hiện phép nhân phân số với số tự nhiên, rồi viết kết quả thành số thập phân. • HS cũng có thể chuyển phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau, rồi thực hiện phép cộng các số thập phân để tìm kết quả. • HS cũng có thể đặt tính rồi tính như phép nhân hai số tự nhiên. + HS thảo luận: Thực hiện phép nhân. + HS trình bày cách làm. – HS vừa nói vừa viết vào bảng con: + Đặt tính: Viết một thừa số ở trên, viết một thừa số ở dưới – Viết dấu nhân, kẻ gạch ngang. + Nhân từ phải sang trái. • Nhânnhư nhân hai số tự nhiên. • Đếmxem trong phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số, rồi dùng dấu phẩy tách ra ở tích bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái. • “Nhân” → Khi tính lưu ý việc “có nhớ”. • “Đếm” • “Tách”→ Đặc biệt lưu ý dấu phẩy ở tích. – HS (nhóm đôi) thực hiện.
+ Đặt tính cẩn thận, đặt dấu phẩy ở tích. + Có nhớ. – 32 × 20 = 640 →Thay vì viết đầy đủ là 640 →Viết số 4 lùi vào một hàng →64 chục tức là 640. – HS nói cách tính. + Khi nhân để có tích riêng thứ hai: Chữ số đầu tiên bên phải viết ở hàng chục. + Thường xuyên lưu ý “có nhớ”. – Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm như sau: • Đặt tính rồi nhân như nhân các số tự nhiên. • Đếm xem trong phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ra ở tích bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái. |
III. Luyện tập – Thực hành | |
Thực hành Bài 1 – Khi sửa bài, GV khuyến khích HS nói cách tính. Lưu ý: + GV cũng có thể đọc lần lượt từng phép nhân cho HS thực hiện vào bảng con. + GV luôn nhận xét và chỉnh sửa việc đặt tính và tính. |
– HS thực hiện (cá nhân) vào bảng con. – HS nói cách tính. |
IV. Vận dụng – Trải nghiệm | |
Luyện tập Bài 1: – Khi sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích cách chọn phép tính. |
– HS xác định bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì. – HS thực hiện cá nhân. Bài giải 30,5 × 3 = 91,5 Trong 3 giờ xe máy đi được 91,5 km. – HS giải thích cách chọn phép tính. Ví dụ: |
D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:
Giáo án Toán lớp 5 Bài 35: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên
Giáo án Toán lớp 5 Bài 36: Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương là một số thập phân
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)