Giáo án Toán lớp 5 Bài 36: Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương là một số thập phân - Chân trời sáng tạo
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
A. Yêu cầu cần đạt
– HS thực hiện được phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương là một số thập phân.
– Vận dụng giải quyết vấn đề đơn giản.
– HS có cơ hội để phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
B. Đồ dùng dạy học
GV: Hình ảnh Khởi động (nếu cần).
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
HOẠT ĐỘNG GV |
HOẠT ĐỘNG HS |
I. Khởi động | |
GV có thể cho HS chơi “Ai nhanh hơn” để giúp HS ôn lại: + Viết số tự nhiên dưới dạng số thập phân. + Chia số thập phân cho số tự nhiên cần lưu ý những gì? – GV trình chiếu (hoặc treo bảng phụ có ghi) tình huống phần Khởi động lên cho HS đọc. → Hình thành phép chia: 6 : 4 = ? → Giới thiệu bài. |
– HS đọc các bóng nói. |
II. Khám phá, hình thành kiến thức mới | |
Ví dụ 1: Phép chia 6 : 4 = ? Có thể tiến hành theo trình tự sau: – GV nêu vấn đề 6 : 4 = ? + Tìm cách chuyển về phép chia số thập phân đã học. Chuyển số tự nhiên thành số thập phân → Chia như chia một số thập phân cho một số tự nhiên. Lưu ý: HS cũng có thể thực hiện theo các cách khác.
+ GV hướng dẫn HS thử lại. Ví dụ 2: Phép chia: 29 : 25 = ? – GV hướng dẫn HS thử lại. – GV: Ở bài đặt tính rồi tính với phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương là một số thập phân, cần lưu ý điều gì? Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư, muốn chia tiếp, ta làm sao? Lưu ý: Chia số tự nhiên còn dư → Ta có thể viết thêm môt chữ số 0 vào bên phải số dư rồi tiếp tục chia và cứ như thế. – GV chỉ vào phép tính hàng dọc. |
+ HS (nhóm đôi) nhận biết cách có thể thực hiện: → 6 = 6,0 → 6,0 : 4 – HS thảo luận: Thực hiện phép chia.
+ Đặt tính: Viết số bị chia bên trái, số chia bên phải, kẻ các gạch dọc và ngang. + Tính (từ trái sang phải): • 6 chia 4 được 1, viết 1; 1 nhân 4 bằng 4; 6 trừ 4 bằng 2, viết 2. • Viết dấu phẩy vào thương vừa tìm được (bên phải số 1), viết thêm 0 vào bên phải 2, được 20; 20 chia 4 được 5, viết 5; 5 nhân 4 bằng 20; 20 trừ 20 bằng 0, viết 0. 6 : 4 = 1,5 1,5 × 4 = 6 – HS (nhóm đôi) nhận biết nhiệm vụ rồi thảo luận → Thực hiện theo quy trình → Thực hiện cá nhân (bảng con). + Đặt tính: Viết số bị chia bên trái, số chia bên phải, kẻ các gạch dọc và ngang. + Tính (từ trái sang phải): • 29 chia 25 được 1, viết 1; 1 nhân 25 bằng 25; 29 trừ 25 bằng 4, viết 4. • Viết dấu phẩy vào thương vừa tìm được (bên phải số 1), viết thêm 0 vào bên phải số dư 4, được 40; 40 chia 25 được 1, viết 1; 1 nhân 5 bằng 5; 10 trừ 5 bằng 5, viết 5 nhớ 1; 1 nhân 2 bằng 2, thêm 1 bằng 3; 4 trừ 3 bằng 1, viết 1. • Viết thêm 0 vào bên phải số dư 15, được 150; 150 chia 25 → Ước lượng: 150 : 30 = 5; 25 × 5 = 125 →Phải tăng thương thành 6 (25 × 6 = 150) →150 chia 25 được 6, viết 6; 6 nhân 5 bằng 30; 30 trừ 30 bằng 0, viết 0, nhớ 3; 6 nhân 2 bằng 12, thêm 3 bằng 15; 15 trừ 15 bằng 0, viết 0. 29 : 25 = 1,16 1,16 × 25 = 29. – Khi chia còn dư → Viết dấu phẩy vào bên phải thương → Viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số dư → Chia tiếp. Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư, muốn chia tiếp, ta làm như sau: • Viết dấu phẩy vào bên phải thương. • Viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số dư rồi chia tiếp. • Nếu còn dư nữa, ta lại viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số dư rồi chia tiếp. – HS nói cách tính. |
III. Luyện tập -Thực hành | |
Thực hành Bài 1: – Khi sửa bài, HS nói cách tính. Lưu ý: + GV cũng có thể đọc lần lượt từng phép chia cho HS thực hiện vào bảng con. + GV luôn nhận xét và chỉnh sửa việc đặt tính và tính → Dấu phẩy ở thương đặt đúng vào vị trí thích hợp. Bài 2: – Khi sửa bài, GV yêu cầu HS giải thích. → GV có thể giới thiệu: … |
– HS thực hiện (cá nhân) trên bảng con. – HS nói cách tính. – HS thực hiện nhóm đôi. = 5 : 8 = 0,625 – HS giải thích. Ví dụ: Viết phân số dưới dạng phép chia, sau đó thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên. … |
IV. Vận dụng -Trải nghiệm | |
Luyện tập Bài 1: – Khi sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích cách chọn phép tính. |
– HS xác định bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì. – HS thực hiện cá nhân. Bài giải 1 : 4 = 0,25 Làm một cái bánh hết 0,25 kg bột. 0,25 × 6 = 1,5 Làm 6 cái bánh như thế hết 1,5 kg bột. – HS giải thích cách chọn phép tính. Ví dụ: 4 cái bánh: 1 kg 6 cái bánh: .?. kg Đây là bài toán liên quan đến rút về đơn vị • Bước 1: Rút về đơn vị →Tính khối lượng bột dùng để làm 1 cái bánh; • Bước 2: Tính khối lượng bột dùng để làm 4 cái bánh. … |
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:
Giáo án Toán lớp 5 Bài 39: Chia một số tự nhiên cho một số thập phân
Giáo án Toán lớp 5 Bài 40: Chia một số thập phân cho một số thập phân
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)