Giáo án Toán lớp 3 Tính giá trị của biểu thức số - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 3 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

2. NHÂN, CHIA CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1 000

TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC SỐ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Làm quen với quy tắc tính giá trị của biểu thức khi chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia.

- Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Tính nhẩm: 102 - 2 = ?

+ Câu 2: Tính nhẩm: 30 + 7 = ?

+ Câu 3: Tính nhẩm: 200 : 2 = ?

+ Câu 4: Tính nhẩm: 20 × 5 = ?

+ Câu 5: Tính nhẩm: 600 – 300 + 100 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

+ 102 - 2 = 100

+ 30 + 7 = 37

+ 200 : 2 = 100

+ 20 × 5 = 100

+ 600 – 300 + 100 = 400

- HS lắng nghe.

1. Hình thành kiến thức

- Mục tiêu:

+ Làm quen với quy tắc tính giá trị của biểu thức khi chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia.

+ Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

1.1. Giá trị của biểu thức

- GV viết bảng biểu thức 381 + 209 =?

- Yêu cầu học sinh đọc và tìm kết quả của biểu thức

- GV nói: Vậy giá trị của biểu thức 381 + 209 là 590.

- Gọi HS nhắc lại

- GV viết bảng biểu thức 68 : 2 = ?

- Yêu cầu học sinh đọc và tìm kết quả của biểu thức

- GV nói: Vậy giá trị của biểu thức 68 : 2 là 34

- Gọi HS nhắc lại

- GV nhận xét, tuyên dương.

1.2. Thứ tự thực hiện của các phép tính

- GV viết bảng biểu thức 10 – 2 + 8

- Yêu cầu HS thực hành tính giá trị biểu thức trên

- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK

Giáo án Toán lớp 3 Tính giá trị của biểu thức số | Cánh diều (ảnh 1)

- Nhận xét về cách làm của hai bạn nhỏ trong tranh

- Em hãy nêu nhận xét về thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ?

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV gọi 1-2 HS nhắc lại

- Yêu cầu HS tính giá trị biểu thức ở ví dụ 1:

a) 9 + 3 - 5

b) 37 - 7 - 16

- Mời 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm nháp.

- Nhận xét chữa bài trên bảng.

+ Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện như thế nào?

- Ghi Quy tắc lên bảng, HS nhắc lại.

*Ví dụ 2: Viết lên bảng biểu thức: 15 : 3 × 2

+ Để tính được giá trị của biểu thức trên ta thực hiện như thế nào?

- 1HS lên bảng thực hiện, lớp làm vào nháp

- Nhận xét, chữa bài.

- Tương tự, GV cho HS thực hiện tính giá trị biểu thức còn lại ở ví dụ 2:

24 × 2 : 6

+ Vậy nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự nào?

- Ghi QT lên bảng.

- Cho HS nhắc lại QT nhiều lần.

- HS đọc và tìm kết quả:

381 + 209 = 590

- HS nhắc lại: “giá trị của biểu thức 381 + 209 là 590”

- HS đọc và tìm kết quả:

68 : 2 = 34

- HS nhắc lại: “giá trị của biểu thức 68 : 2 là 34”

- HS thực hiện tính vào nháp

- HS quan sát tranh

+ Bạn Nam thực hiện đúng thứ tự từ trái sang phải, còn bạn nữ thực hiện phép tính cộng trước trừ sau.

+ "Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải".

- HS nhắc lại quy tắc

- 1 em lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào nháp.

- HS nhận xét bài bạn

a) 9 + 3 – 5 = 12 – 5

= 7

Giá trị của biểu thức 9 + 3 - 5 là 7

b) 37 - 7 – 16 = 30 – 16

= 14

Giá trị của biểu thức 37 - 7 - 16 là 14

- HS trả lời

- HS nhắc lại quy tắc

+ Ta lấy 15 chia cho 3 trước rồi nhân tiếp với 2

- 1 em lên bảng làm bài, lớp làm vào nháp.

- Lớp nhận xét chữa bài trên bảng:

15 : 3 × 2 = 5 × 2

= 10

Giá trị của biểu thức 15 : 3 × 2 là 10

24 × 2 : 6 = 48 : 6

= 8

Giá trị của biểu thức 24 × 2 : 6 là 8

+ "Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải".

- Nhắc lại nhiều lần hai quy tắc tính giá trị của biểu thức.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.....................................................................................................

.....................................................................................................

.....................................................................................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 3 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 3 Cánh diều chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học