Giáo án Toán lớp 3 Bài 48: Làm tròn số đến hàng chục, hàng trăm - Kết nối tri thức
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
CHỦ ĐỀ 8: CÁC SỐ ĐẾN 10 000
BÀI 48: LÀM TRÒN SỐ ĐẾN HÀNG CHỤC, HÀNG TRĂM (1 TIẾT)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Làm quen với việc làm tròn số đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn
- Làm tròn được một số đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||||||
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |||||||||||||
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + GV cho HS thi viết các số La Mã do GV đọc + GV yêu cầu HS đọc các số vừa viết - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi + HS viết vào bảng con - HS đọc các số |
||||||||||||
2. Khám phá - Mục tiêu: + Làm quen với việc làm tròn số đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn + Làm tròn được một số đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn + Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn. - Cách tiến hành: | |||||||||||||
2.1. Hoạt động 1(làm việc cả lớp): Hình thành khái niệm ban đầu về làm tròn số - GV Cho HS quan sát tranh, đọc lời thoại trong tình huống ở phần Khá phá (SGK) - Yêu cầu HS mô tả qua câu hỏi gợi ý: + Trong tranh có những ai? + Mọi người đang làm gì? H: Hình cô vừa uốn có dạng hình gì? - GV nêu ý nghĩa của việc làm tròn số: Để ước lượng tương đối (gần bằng số thực) 2.2. Hoạt động 2 (Làm việc cá nhân): Làm tròn số đến hàng chục - GV hướng dẫn HS phân tích các ví dụ: So sánh chữ số hàng đơn vị của số đó số với 5 - GV nêu cách làm tròn số đến hàng chục cho HS, hướng dẫn để HS nêu được nguyêntắc làm tròn bằng cách so sánh chữ số hàng đơn vị với - GV kết luận cách làm tròn số đến hàng chục 2.2. Hoạt động 2 (Làm việc theo nhóm): Làm tròn số đến hàng trăm - GV hướng dẫn HS phân tích các ví dụ và nêu nguyên tắc làm tròn đến hàng trăm - GV kết luận cách làm tròn số đến hàng trăm 3. Luyện tập: Bài 1. (Làm việc cá nhân) - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập: Làm tròn các số 2 864; 3 068; 4 315 đến hàng chục, hàng trăm - GV yêu cầu HS giải thích cách làm tròn số - GV chốt kết quả đúng và khắc sâu về cách làm tròn số đến hàng chục, hàng trăm Bài 2: (Làm việc cả lớp) - GV gọi HS đọc tình huống - GV nêu câu hỏi phân tích: + Ở trang trại, Rô-bốt đếm được bao nhêu con gà? + Khi làm tròn đến hàng chục, Mai và Việt làm tròn được bao nhiêu con gà? + Bạn nào làm tròn đúng, bạn nào làm tròn sai? - GV chốt kết quả đúng và khắc sâu cách làm tròn đến hàng chục - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Thực hành: Bài 1: (Làm việc nhóm 2) - GV cho HS đọc tình huống - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, trình bày kết quả - GV nhận xét, tuyên dương. Củng cố cách làm tròn số đến hàng chục, hàng trăm vào thực tế Bài 2: (Làm việc cá nhân) - GV cho HS đọc bài toán H: Muốn tìm số điền vào máy cuối cùng ta cần biết gì? - GV yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu và tìm số - GV cho HS trình bày; nhận xét, chốt kết quả đúng |
- HS quan sát, đọc lời thoại - HS trả lời: + Khung cảnh ga tàu hỏa + Mai, chú soát vé ở ga tàu và Rô-bốt + Mai hỏi chú soát vé độ dài cùa tuyến đường sát Bắc – Nam và Rô-bốt đã đề cập đến việc làm tròn số - HS đọc ví dụ, so sánh các chữ số hàng đơn vị của số đó với 5 - HS nêu nguyên tắc làm tròn số đến hàng chục: ta so sánh chữ số hàng đơn vị của số đó với 5. Nếu chữ số hàng đơn vị bé hơn 5 thì làm tròn xuống, còn lại thì làm tròn lên - HS làm việc theo nhóm: + Phân tích các ví dụ + Nêu nguyên tắc: Khi làm tròn số đến hàng trăm ta so sánh chữ số hàng chục của số đó với 5. Nếu chữ số hàng chục bé hơn 5 thì làm tròn xuống, còn lại thì làm tròn lên - HS đọc yêu cầu bài toán. - HS làm vào vở; nêu KQ:
- HS đọc tình huống - Trả lời các câu hỏi: + Rô-bốt đếm được 1 242 con + Khi làm tròn đến hàng chục, Mai làm tròn được 1 240 con gà; Việt làm tròn được 1 250 con gà + Bạn mai đúng, bạn Việt sai. HS giải thích cách làm tròn - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm - HS làm việc nhóm 2, trình bày: + Bạn Nam đã làm tròn số đến hàng chục + Bạn Mai đã làm tròn số đến hàng trăm - Cả lớp nhận xét, bổ sung - Cả lớp đọc thầm + Cần biết ở các máy trước làm tròn số đến hàng nào - HS quan sát và tìm cách làm tròn số ở các máy trước để tìm số cho máy cuối cùng KQ: 4 500 |
||||||||||||
4. Vận dụng: - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |||||||||||||
- GV tổ chức vận dụng bằng cách chơi trò chơi “Thách đố” + GV chia lớp thành hai đội. Cuộc chơi được chia là hai hiệp Hiệp 1: Đội 1 ra lời thách đố. Khi đó đội một sẽ đưa ra lần lượt 5 số bất kì (số được ghi trên bảng con) và yêu cầu đội 2 làm tròn đến chữ số hàng chục hoặc hàng trăm. Đội 2 phải đưa ra phương án trong vòng 5 giây sau khi đội 1 giơ bảng. Quá 5 giây hoặc trả lời sai sẽ không được tính điểm câu đó. Hiệp 2: Đổi lại đội 2 là người thách đố và đội 1 trả lời. + Sau khi kết thúc trò chơ, đội nào có điểm cao hơn sẽ là đội chiến thắng. - Nhận xét, tuyên dương |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + HS tham gia trò chơi. |
||||||||||||
4. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Giáo án Toán lớp 3 Bài 50: Chu vi hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông
Giáo án Toán lớp 3 Bài 51: Diện tích của một hình. Xăng - ti - mét vuông
Giáo án Toán lớp 3 Bài 52: Diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 3 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 3
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3
- Giáo án Tiếng Anh lớp 3
- Giáo án Đạo đức lớp 3
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3
- Giáo án Tin học lớp 3
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3
- Giáo án Công nghệ lớp 3
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 3 (hàng ngày)
- Đề thi Toán lớp 3 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bộ Đề thi Violympic Toán lớp 3
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Toán lớp 3 (hàng ngày)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 3 lên lớp 4
- Đề thi Tiếng Anh lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 3
- Đề thi Tin học lớp 3 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 3 (có đáp án)