Giáo án Tin học lớp 3 Chân trời sáng tạo Bài 9: Lưu trữ, trao đổi, bảo vệ thông tin của em và gia đình

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học lớp 3 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

A. Yêu cầu cần đạt

Sau bài học này, em sẽ:

- Biết được thông tin cá nhân và gia đình có thể được lưu trữ và trao đổi nhờ máy tính.

- Biết được việc người xấu có thể lợi dụng những thông tin này gây hại cho em và gia đình.

- Có ý thức bảo vệ thông tin cá nhân và gia đình khi giao tiếp qua máy tính.

1/ Năng lực chung (NLC)

a/ Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự đọc sách để trả lời câu hỏi của GV trong quá trình học tập, mạnh dạn, tự tin trình bày, phát biểu ý kiến cá nhân đối với các nội dung, kiến thức có liên quan đến bài học lưu trữ, trao đổi và bảo vệ thông tin của em và gia đình.

b/ Năng lực giao tiếp hợp tác: HS biết thảo luận nhóm để hình thành kiến thức mới, thực hành nhóm, hoàn thành bài tập, tạo sản phẩm do GV giao.

c/ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS nêu thêm được một số thông tin các nhân, thông tin gia đình không có trong sách, nêu được một số ứng dụng để lưu trữ và trao đổi thông tin. HS biết thu nhận thông tin từ tình

huống trong sách, để nêu được cách thức giải quyết vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân và gia đình

2/ Năng lực tin học (MLTH)

- NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông: Nhận diện, phân biệt được hình dạng và chức năng của các thiết bị kĩ thuật số thông dụng;

VD: HS nhận diện, phân biệt được hình dạng và chức năng của các thiết bị kĩ thuật số thông dụng để lưu trữ, trao đổi và bảo vệ thông tin của em và gia đình như máy tính bảng, điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, máy tính bàn, máy tính xách tay…

- NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số:

+ NLb 1: Nêu được một số thông tin cá nhân và gia đình,

+ NLb 2: Nêu được sơ lược lý do cần bảo vệ và có ý thức bảo vệ thông tin của cá nhân và gia đình khi giao tiếp qua máy tính.

- NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông: Nhận biết và nêu được nhu cầu sử dụng các thiết bị CNTT và TT như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh để lưu trữ, trao đổi và bảo vệ thông tin cá nhân và gia đình bằng cách không nên đặt mật khẩu dễ đoán, không cung cấp thông tin cho người lạ, những trang web lạ….

3/ Phẩm chất (PC)

- Nhân ái: Có ý thức quan tâm bảo vệ thông tin của cá nhân và gia đình

- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập của nhóm hoặc cá nhân do Gv đưa ra.

- Trung thực: Không tự tiện lấy thông tin cá nhân của bạn bè đưa cho người khác

- Trách nhiệm: Biết giữ gìn đồ dùng học tập, không đùa giỡn trong giờ học, giữ vệ sinh lớp trong và sau giờ học.

Vận dụng để giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống:

- HS không nhập thông tin của mình vào những liên kết lạ, có những trang web không rõ nguồn gốc đề tránh bị:

+ Lấy cắp thông tin cá nhân.

+ Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

+ Mạo danh để nói xấu, hăm doạ người khác.

+ Phát tán thư rác.

- HS biết cần bảo vệ thông tin cá nhân, gia đình để tránh trường hợp các đối tượng xấu lợi dụng những thông tin này để nói xấu, bôi nhọ, mạo danh,... gia đình em bằng cách không đặt mật khẩu đơn giản như số nhà, ngày tháng năm sinh….

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: máy vi tính, máy trình chiếu, cài đặt các phần mềm ứng dụng, bài trình chiếu kế hoạch bài dạy của GV, đường truyền internet.

2. Học sinh: SGK, giấy khổ lớn, giấy A4, bút lông ghi nội dung thảo luận nhóm.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

V. Yêu cầu cần đạt

Sau tiết học này em sẽ: Biết được thông tin cá nhân và gia đình có thể được lưu trữ và trao đổi nhờ máy tính, biết được việc người xấu có thể lợi dụng những thông tin này gây hại cho em và gia đình.

1/ Năng lực chung (NLC):

a/ Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự đọc sách để trả lời câu hỏi của GV trong quá trình học tập, mạnh dạn, tự tin trình bày, phát biểu ý kiến cá nhân đối với các nội dung, kiến thức có liên quan đến bài học lưu trữ, trao đổi và bảo vệ thông tin của em và gia đình.

b/ Năng lực giao tiếp hợp tác: HS biết thảo luận nhóm để hình thành kiến thức mới, thực hành nhóm, hoàn thành sản phẩm nhóm do GV giao.

c/ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS nêu thêm được một số thông tin cá nhân, thông tin gia đình không có trong sách, nêu được một số ứng dụng để lưu trữ và trao đổi thông tin

2/ Năng lực tin học (NLTH):

- NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông: Nhận diện, phân biệt được hình dạng và chức năng của các thiết bị kĩ thuật số thông dụng;

VD: HS nhận diện, phân biệt được hình dạng và chức năng của các thiết bị kĩ thuật số thông dụng để lưu trữ, trao đổi và bảo vệ thông tin của em

và gia đình như máy tính bảng, điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, máy tính bàn, máy tính xách tay…

- NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số: 1b/ Nêu được một số thông tin cá nhân và gia đình

3/ Phẩm chất (PC)

- Nhân ái: Có ý thức quan tâm bảo vệ thông tin của cá nhân và gia đình

- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập của nhóm hoặc cá nhân do Gv đưa ra.

- Trách nhiệm: Biết giữ gìn đồ dùng học tập, không đùa giỡn trong giờ học, giữ vệ sinh lớp trong và sau giờ học.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học lớp 3 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 3 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học