Giáo án Tập đọc: Chị em tôi (mới, chuẩn nhất) - Giáo án Tiếng Việt lớp 4

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mỗi bộ sách bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu nghĩa môt số từ ngữ trong bài: tặc lưỡi, yên vị, giả bộ, im như phỗng, cuồng phong, ráng,...

- Hiểu ý nghĩa: Khuyên HS không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện, phân biệt được lời các nhân vật

3. Thái độ

- GD HS tính trung thực và lòng tự trọng

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*KNS:Tự nhận thức về bản thân; Thể hiện sự cảm thông; Xác định giá trị; Lắng nghe tích cực

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: Tranh minh hoạ bài tập SGK (phóng to nếu có điều kiện).

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai.

- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:(3p)


- GV dẫn vào bài mới

-TBVN điều hành lớp hát và vận động tại chỗ


2. Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu: HS biết nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ.

* Cách tiến hành:

- Gọi 1 HS đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc cho HS: giọng kể nhẹ nhàng, chú ý phân biệt lời của các nhân vật

- GV chốt vị trí các đoạn:








- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)




- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn



- Bài chia làm 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Dắt xe ra cửa.....tặc lưỡi cho qua.

+ Đoạn 2: Cho đến một hôm.......nên người.

+ Đoạn 3: Từ đó......tỉnh ngộ.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (tặc lưỡi, giận dữ, phỗng, thỉnh thoảng, ráng.)

- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4) → Cá nhân (M1) → Lớp

- Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải)

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc

-  1 HS đọc cả bài (M4)

3.Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung đoạn, bài.

* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- GV đưa các câu hỏi theo phiếu giao việc (nhóm 6)



+ Cô chị xin phép cha đi đâu?

+ Cô có đi thật không? Em đoán xem cô đi đâu?

+ Cô chị đã nói dối cha như vậy đã nhiều lần chưa? Vì sao cô đã nói dối được nhiều lần như vậy?


+ Thái độ của cô sau mỗi lần nói dối ba như thế nào?

+ Vì sao cô lại cảm thấy ân hận?


+ Đoạn 1 nói lên điều gì?

+ Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?



+ Cô chị nghĩ ba sẽ làm gì khi biết mình hay nói dối?

+ Thái độ của ba lúc đó như thế nào?


+ Nội dung đoạn 2 là gì?

+ Vì sao cách làm của cô em lại giúp chị tỉnh ngộ?



+ Cô chị đã thay đổi như thế nào?



+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?



GDKNS: Chúng ta không nên nói dối, đối với các em còn là học sinh chúng ta cần phải tập những đức tính tốt không nên nói dối với gia đình mình bạn mình và những người xung quanh

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)

- TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét

+ Cô xin phép cha đi học nhóm.

+ Cô không đi học nhóm mà đi chơi


+ Cô chị đã nói dối cha rất nhiều lần, cô không nhớ đây là lần thứ bao nhiêu. Nhưng vì ba cô rất tin cô nên cô vẫn nói dối. 

+ Cô rất ân hận nhưng rồi cũng tặc lưỡi cho qua.

+ Vì cô cũng rất thương ba, cô ân hận vì mình đã nói dối, phụ lòng tin của ba.

1. Nhiều lần cô chị nói dối ba.

+ Cô bắt trước chị cũng nói dối ba đi tập văn nghệ để đi xem phim lại đi lướt qua mặt bạn chị với bạn. Cô chị thấy em nói dối thì hết sức giận dữ .

+ Cô nghĩ ba sẽ tức giận, mắng mỏ thậm chí đánh hai chị em.

+ Ông buồn rầu khuyên hai chị em cố gắng học cho thật giỏi.

2. Cô em giúp chị tỉnh ngộ.

+Vì cô em bắt trước chị mình nói dối. Vì cô biết mình là tấm gương xấu cho em. Cô sợ mình chểnh mảng học hành khiến ba buồn.

+ Cô không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa. Cô cười mỗi khi nhớ lại cách em gái đã giúp mình tỉnh ngộ.

* Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin ở mọi người đối với mình..

- HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung





3. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)

* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm và đọc phân vai bài TĐ.

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng các nhân vật (lời cô em, lời chị, lời người cha)








- GV nhận xét chung

4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

- Qua bài đọc, em rút ra bài học gì?

5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

HS thảo luận phát hiện lời của nhân vật, hiểu được thái độ của từng nhân vật


- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai cả bài

+ Phân vai trong nhóm

+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.

- Thi đọc phân vai trước lớp

- Lớp nhận xét, bình chọn.



- HS nêu suy nghĩ của mình

- Đặt tên khác cho câu truyện 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng việt lớp 4 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học