Giáo án Tập đọc: Bè xuôi sông La (mới, chuẩn nhất) - Giáo án Tiếng Việt lớp 4

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mỗi bộ sách bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

2. Kĩ năng

- Đọc trôi trảy, rành mạch bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Học thuộc lòng bài thơ

3. Thái độ

- Yêu quý cảnh vật và con người Việt Nam

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* BVMT:Qua câu hỏi 1 HS cảm nhận được vẽ đẹp của thiên nhiên đất nước, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên, có ý thức BVMT.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to)

          Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai.

- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (3p)


+ Đọc bài: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa

+ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có những đóng góp gì cho kháng chiến?

- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài


- TBHT điều khiển các bạn chơi trò chơi Hộp quà bí mật

+ 1 HS đọc

+ Ông đã nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cho kháng chiến...

2. Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch bài tập đọc, giọng đọc tha thiết, tình cảm

* Cách tiến hành: 

- Gọi 1 HS đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng tha thiết, tình cảm


- GV chốt vị trí các đoạn







- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

- Giới thiệu thêm một số loại gỗ quý khác: lim, gụ, trầm hương

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm


- Lắng nghe

- Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn

- Bài chia làm 3 đoạn.

(Mỗi khổ thơ là 1 đoạn)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (dẻ cau, táu mật, muồng đen, chai đất, lát chun, lát hoa, mươn mướt, lán cưa, ...)

- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)→ Cá nhân (M1)→ Lớp

- Giải nghĩa các từ: đọc chú giải

- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc

-  1 HS đọc cả bài (M4)

3.Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu: Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp

- Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.




+ Sông La đẹp như thế nào?




* GDBVMT: Sông La và nhiều con sông khác trên đất nước ta đều rất đẹp và trong lành, chúng ta cần làm gì để bảo vệ và giữ gìn những dòng sông ấy?

+ Chiếc bè gỗ được quý với cái gì? Cách nói ấy có gì hay?



+ Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng?

+ Hình ảnh “Trong bom đạn đổ nát, bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì?

+ Ý nghĩa của bài thơ?


* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. 

- 1 HS đọc

- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét

+ Nước sông La trong veo như ánh mắt, hai bên bờ hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi, những gợn óng được nắng chiếu long lanh như vẩy cá. Người đi bè nghe thấy được cả tiếng chim hót trên bờ đê.

- HS nêu: Không xả rác, đổ nước thải chưa qua xử lý xuống sông...



+ Chiếc bè gỗ được ví với đàn trâu đắm mình thong thả trôi theo dòng sông. Bè đi chiều thầm thì gỗ lượn đàn thong thả. Như bầy trâu lim dim đắm mình trong êm ả. Cách so sánh như thế làm cho cảnh bè gỗ trôi trên sông hiện lên rất cụ thể, sống động.

+ Vì tác giả mơ tưởng đến ngày mai: những chiếc bè gỗ được chở về suối sẽ góp phần vào công cuộc xây dựng lại quê hương đang bị chiến tranh tàn phá.

+ Nói lên tài trí, sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước bất chấp bom đạn kẻ thù.

Ý nghĩa: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương

- HS ghi nội dung bài vào vở

3. Luyện đọc diễn cảm - Học thuộc lòng (8-10p)

* Mục tiêu: HS biết đọc diễn một đoạn của bài. Học thuộc lòng bài thơ

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, nêu giọng đọc toàn bài

- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2 của bài

- Lưu ý nhấn giọng các từ ngữ: trong veo, im mát, mươn mướt, thầm thì, lim dim, êm ả, long lanh

- Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ tại lớp

- GV nhận xét chung

4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

- Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ

- Giáo dục tình yêu với con người, cảnh đẹp VN

5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- 1 HS nêu lại

- 1 HS đọc toàn bài

- Nhóm trưởng điều khiển:

+ Đọc diễn cảm  trong nhóm

+ Thi đọc diễn cảm trước lớp

- Lớp nhận xét, bình chọn.

- HS học thuộc lòng và thi học thuộc lòng


- Hãy chọn hình ảnh mình thích nhất về dòng sông La và bình về hình ảnh đó.

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng việt lớp 4 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học