Giáo án Luyện từ và câu: Câu kể Ai thế nào (mới, chuẩn nhất) - Giáo án Tiếng Việt lớp 4

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mỗi bộ sách bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Nhận biết được câu kể Ai thế nào? (ND Ghi nhớ).

2. Kĩ năng

- Xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (BT1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào? (BT2).

* HS năng khiếu viết được đoạn văn có dùng 2, 3 câu kể theo BT2.

3. Thái độ

- HS có thái độ học tập tích cực, sử dụng đúng câu kể khi nói và viết

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV:+ 2, 3 tờ giấy khổ to viết đoạn văn ở phần nhận xét.

      + 1 tờ giấy viết các câu ở BT 1 (phần luyện tập).

- HS: VBT, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.

- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động (5p)

- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ


2. Hình thành KT (15 p)

* Mục tiêu:Nhận biết được câu kể Ai thế nào? (ND Ghi nhớ).

* Cách tiến hành: HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp

a. Nhận xét

Bài tập 1+ 2:

- GV giao việc: Các em đọc kĩ đoạn văn, dùng viết chì gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn vừa đọc.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:

+ Các từ chỉ trạng thái là bộ phận nào trong câu kể?

Bài tập 3: Đặt câu hỏi cho ...

- GV giao việc: Đặt câu hỏi cho các từ ngữ: xanh um, thưa thớt dần, hiền lành, trẻ và thật khỏe mạnh.

- Cho HS làm bài. GV đưa những câu văn đã viết sẵn trên giấy khổ to trên bảng lớp cho HS nhìn lên bảng đọc và trả lời miệng.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

+ Vị ngữ trả lời cho câu hỏi gì?

Bài tập 4: Tìm từ ngữ chỉ sự vật được miêu tả.

- YC HS xác định các từ ngữ chỉ các sự vật được miêu tả trong mỗi câu.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng

+ Các từ chỉ sự vật là bộ phận nào của câu?

Bài tập 5: Đặt câu hỏi cho các từ ngữ...


- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.


+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi gì?




b. Ghi nhớ:

- Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.

Đáp án:

+ C1: Bên đường, cây cối xanh um.

+ C2: Nhà cửa thưa thớt dần.

+ C3: Chúng thật hiền lành.

+ C4: Anh trẻ và thật khỏe mạnh.

+ Vị ngữ của câu

Đáp án:

+ C1: Bên đường, cây cối thế nào?

+ C2: Nhà cửa thế nào?

+ C3: Chúng (đàn voi) thế nào?

+ C4: Anh (người quản tượng) thế nào?


+ thế nào? như thế nào?

Đáp án:

+ C1: Bên đường, cây cối xanh um.

+ C2: Nhà cửa ;thưa thớt dần.

+ C3: Chúng thật hiền lành.

+ C4: Anh trẻ và thật khỏe mạnh.

+ Chủ ngữ

Đáp án:

+ C1: Bên đường, cái gì xanh um?

+ C2: Cái gì thưa thớt dần?

+ C3: Những con gì thật hiền lành?

+ C4: Ai trẻ và thật khỏe mạnh?

+ Ai? Cái gì? Con gì?

- HS đọc ghi nhớ.

3. HĐ luyện tập :(18 p)

* Mục tiêu: Xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (BT1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào? (BT2).

* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm - Cả lớp

Bài tập 1: Đọc và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng




Bài tập 2: Kể về các bạn trong tổ em...



- GV nhận xét và khen thưởng những HS làm bài hay.

*Lưu ý giúp đỡ HS M1+M2 xác đinh đúng câu kể Ai thế nào?

4. HĐ ứng dụng (1p)


5. HĐ sáng tạo (1p)

          Cá nhân - Nhóm 2- Chia sẻ lớp

Đ/a:

Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường.

Căn nhà trồng vắng.

Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi.

Anh Đức lầm lì, ít nói.

Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.

Cá nhân – Chia sẻ lớp

VD: Tổ em có 10 bạn. Tổ trưởng là bạn Nam. Nam thông minh và học giỏi. Bạn Na dịu dàng, xinh xắn. Bạn Hoàng nghịch ngợm nhưng rất tốt bụng. Bạn Minh thì lém lỉnh, huyên thuyên suốt ngày.



- Nắm được cấu tạo của câu kể Ai thế nào?

- Tìm câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau và xác định CN và VN của các câu kể đó.

Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào, những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng, dài, trổ ra mạnh mẽ, nõn nà.

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng việt lớp 4 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học