Giáo án Ca dao về tình yêu thương lớp 4 - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trao đổi được về nội dung, ý nghĩa của một câu tục ngữ hoặc ca dao nói về công ơn cha mẹ; nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa. Hiểu được nội dung bài đọc: Sự gắn kết, yêu thương, chia sẻ giữa người với người trong nhiều mối quan hệ: người thân trong gia đình, thầy và trò, người cùng một nước. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Cần biết ghi nhớ công ơn cha mẹ, thầy cô; yêu thương, hòa thuận với anh chị em; yêu thương mọi người xung quanh và nhớ đến cội nguồn dân tộc.

- Kể được 1 – 2 việc em có thể làm để thể hiện tình cảm yêu thương con người.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

b. Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.

- Mô hình bông hoa yêu thương để thực hiện hoạt động vận dụng.

- Bảng phụ ghi câu ca dao 4 và 5.

- Thẻ từ cho HS thực hiện các BT từ và câu.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

- SHS, SBT Tiếng Việt 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi: Trao đổi về nội dung, ý nghĩa của một câu tục ngữ hoặc ca dao nói về công ơn cha mẹ.

- GV tổ chức cho HS xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh.

- GV tổ chức cho HS đọc tên bài và phán đoán nội dung bài đọc.

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ, các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

- GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới

“Ca dao về tình yêu thương”.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

ĐỌC: SẮC MÀU

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: giọng thong thả, trìu mến, thiết tha; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc, lời khuyên,...

- Gv hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó và cách ngắt nghỉ, luyện đọc một số câu ca dao theo nhịp lục bát:

+ Từ khó:

Cưu mang

Lớn khôn

Yêu nhau

Vui vầy

+ Một số câu ca dao theo nhịp lục bát:

Ơn cha nặng lắm/ ai ơi//

Nghĩa mẹ bằng trời/ chín tháng cưu mang.//

Ngày nào/ em bé cỏn con/

Bây giờ/ em đã lớn khôn thế này.//

Cơm cha/ áo mẹ/ chữ thầy

Kể sao/ cho bõ/ những ngày ước ao//.

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS giải nghĩa một số từ khó:

+ Cưu mang: nghĩa trong bài là em bé khi ở trong bụng mẹ được mẹ che chở, bảo vệ.

+ Cỏn con: nghĩa trong bài là còn rất nhỏ.

+ Bác mẹ: nghĩa trong bài là cha mẹ.

+ Thân: nghĩa trong bài là cha mẹ.

+ Cột: gốc.

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi:

+ Câu 1: Tìm trong những bài ca dao là lời khuyên:

Giáo án Ca dao về tình yêu thương lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

+ Câu 2: Những hình ảnh nào trong câu ca dao 1 và 2 nói lên công ơn của cha mẹ, thầy cô?

+ Câu 3: Trong câu ca dao 3, anh chị em được so sánh với hình ảnh nào? Cách so sánh ấy có gì hay?

+ Câu 4: kể 2 -3 việc làm phù hợp với lời khuyên ở câu ca dao 4 hoặc 5.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Câu 1: Tìm trong những bài ca dao là lời khuyên:

Ghi nhớ công ơn cha mẹ: câu ca dao 1 và 2.

Hòa thuận, yêu thương anh chị em: câu ca dao 3.

Yêu thương con người: câu ca dao 4.

Nhớ đến cội nguồn: câu ca dao 5.

+ Câu 2: Những hình ảnh nào trong câu ca dao 1 và 2 nói lên công ơn của cha mẹ, thầy cô: Ơn cha nặng, nghĩa mẹ cao như trời; Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy không sao kể hết.

+ Câu 3: Trong câu ca dao 3, anh chị em được so sánh với hình ảnh tay và chân, cách so sánh ấy giúp khắc sâu sự gần gũi, gắn bó của anh chị em trong gia đình, như tay và chân trong cùng một cơ thể, luôn cần thiết vầ hỗ trợ cho nhau.

+ Câu 4: GV khuyến khích HS trả lời theo thực tế việc làm, suy nghĩ, cảm xúc riêng.

- HS hoạt động nhóm đôi.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS chia sẻ kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chuẩn bị vào bài mới.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc bài.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS giải nghĩa từ khó.

- HS thảo luận nhóm.

- HS chia sẻ kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học