Giáo án Tập đọc - Kể chuyện: Gặp gỡ ở Lúc-Xăm-Bua mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt lớp 3

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Lúc-xăm-buasưu tầm, đàn-tơ-rưng, In-tơ-nét, hoa lệ,..

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị, thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học Lúc - xăm - bua. 

(Trả lời được các CH SGK).

- Dựa vào trí nhớ và gợi ý của SGK HS kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình. YC kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung.

2. Kỹ năng: 

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét- xi-ca, in-tơ-nét, lần lượt, …). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. 

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 

3. Thái độ: Có tinh thần hữu nghị, đoàn kết và yêu quý các bạn thiếu nhi quốc tế.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* KNS: -  Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp.

             - Tư duy sáng tạo.

II.CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng: 

- GV: Tranh minh họa bài học. 

- HS: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1.  1. Hoạt động khởi động (3 phút)

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

- HS hát bài: “Trái đất này là của chúng mình”

- Nêu nội dung bài hát.


- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK

2. HĐ Luyện đọc (25 phút)

*Mục tiêu:

- Đọc đúng từ: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét- xi-ca, in-tơ-nét, lần lượt, … 

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

* Cách tiến hành: 

a. GV đọc mẫu toàn bài:

 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt. Chú ý cách đọc với giọng kể cảm động, nhẹ nhàng, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình cảm thân thiết của thiếu nhi Lúc –xăm-bua, với đoàn cán bộ V.Nam. .... 

- Lưu ý giọng đọc cho HS.  

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.





c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:



- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 

+ Đã đến lúc chia tay.// Dưới làn tuyết bay mịt mù, / các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến,/ cho đến khi xe của chúng tôi/ khuất hẳn trong dòng người / và xe cộ tấp nập / của một thành phố châu Âu hoa lệ,/ mến khách.// (...)


- GV kết hợp giảng giải thêm từ khó.





d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.


- HS lắng nghe







- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 


- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét- xi-ca, in-tơ-nét, lần lượt,...)

- HS chia đoạn (3 đoạn như SGK)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.










- Đọc phần chú giải (cá nhân). 

+ Đặt câu với từ: hoa lệ:

VD: TP.HCM thật hoa lệ dưới ánh đèn ban đêm.

- 1 nhóm đọc     nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Lớp đọc đồng thanh đoạn 3.


3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):

a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị, thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểut học Lúc - xăm - bua. (TL được các câu hỏi trong SGK) .        

b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- GV yêu cầu 1 HS đọc to 5 câu hỏi cuối bài


- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp 

+ Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua đoàn cán bộ của ta đã gặp điều gì bất ngờ thú vị ?


+ Vì sao các bạn lớp 6 A nói được tiếng việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam ? 

+ Các em muốn nói gì với các bạn HS trong câu chuyện này ?

+ Nêu nội dung chính của bài?




- GV nhận xét, tổng kết bài 

=> GV chốt lại ND

- 1 HS đọc 3 câu hỏi cuối bài

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)



+ Tất cả HS lớp 6A đều giới thiệu bằng tiếng Việt, hát tặng bài hát bằng tiếng Việt, trưng bày và vẽ Quốc Kì Việt Nam. Nói được các từ thiêng liêng như Việt Nam, Hồ Chí Minh,….

+ Vì cô giáo của lớp đã từng ở Việt Nam cô rất thích Việt Nam. Cô dạy các em tiếng Việt Nam,… 

+ Rất cảm ơn các bạn đã yêu quý VN; Cảm ơn tình thân ái, hữu nghị của các bạn. (...)

*Nội dung: Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị, thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học Lúc - xăm – bua.

- HS chú ý nghe 


4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (10 phút)

*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp


- Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật.




- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ

- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.

- Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện 

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm luyện đọc từng đoạn.

- Các nhóm thi đọc từng đoạn trước lớp.

- Các nhóm thi đọc nối tiếp đoạn trước lớp.

- Lớp nhận xét.

5. HĐ kể chuyện (15 phút)

* Mục tiêu

-  Dựa vào trí nhớ và gợi ý của SGK HS kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình, thể hiện lòng mến khách, tình cảm nồng nhiệt của thiếu nhi Lúc-xăm-bua. 

- YC kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung 

* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân → Chia sẻ cặp đôi →Chia sẻ trước lớp

a.GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập

+ Câu chuyện được kể theo lời của ai? 

+ Cho HS     đọc các gợi ý sgk trang 99



+ Gv lưu ý HS :  Cần nhớ nội dung từng đoạn truyện và đặt tên cho nội dung từng đoạn.

b. Hướng dẫn HS kể chuyện:

- Gợi ý học sinh đọc gợi ý kết hợp với nội dung bài sgk trang 98, 99 để kể từng đoạn truyện.



c. HS kể chuyện trong nhóm



d. Thi kể chuyện trước lớp:

* Lưu ý: 

- M1, M2: Kể đúng nội dung.

- M3, M4: Kể có ngữ điệu 

* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 

+ Nêu lại nội dung câu chuyện?

+ Em cần làm gì để thể hiện tình đoạn kết, hữu nghị với các bạn thiếu nhi quốc tế?

*GV chốt bài.



+ Theo lời của một thành viên trong đoàn cán bộ Việt Nam .

+ Hai em đọc lại các câu hỏi gợi ý.

=> Đọc gợi ý kết hợp nội dung bài đọc đặt tên....

- Kể truyện bằng lời của mình





- Cả lớp đọc thầm gợi ý kết hợp  nội dung của từng đoạn trang 98, 99 sgk  để kể lại câu chuyện:

+ HS đọc gợi ý

+ Đọc nội dung 3 đoạn

- Nhóm trưởng điều khiển:

- Luyện kể cá nhân

- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.



- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.

- Lớp nhận xét.



- HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.

- HS trả lời theo ý hiểu (viết thư kết bạn, tìm hiểu về cuộc sống của họ, tham gia các HĐ giao lưu, vẽ tranh, làm thơ, viết bài thể hiện điều đó,...) 

6. HĐ ứng dụng ( 1phút):

7. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- VN tìm đọc các câu chuyện, bài thơ có cùng chủ đề 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học