Giáo án Tập đọc - Kể chuyện: Bài tập làm văn mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt lớp 3

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: khăn mùi soa, viết lia lịa, ngắn ngủn.

- Từ câu chuyện, hiểu lời khuyên: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì cố làm cho được.

- Kể được lại câu chuyện Bài tập làm văn

2. Kỹ năng: 

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (Làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủi,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời nhân vật: “tôi” với lời mẹ.

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 

3. Thái độ: Giáo dục HS tính trung thực và biết giữ lời hứa. Lời nói phải song hành với việc làm. 

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng: 

- GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK, bảng phụ, phiếu học tập.

- HS: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1.  1. Hoạt động khởi động (3 phút)

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.


- HS hát bài: Bài ca đi học

- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK.

2. HĐ Luyện đọc (20 phút)

*Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người  dẫn chuyện với lời các nhân vật.

* Cách tiến hành: 

a. GV đọc mẫu toàn bài:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng:

+ Giọng nhân vật “tôi”: Giọng tâm sự nhẹ nhàng, hồn nhiên.

+ Giọng mẹ: dịu dàng. 

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó:

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.





c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:


- Giáo viên theo dõi, quan sát.


- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 

+Nhưng / chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủn như thế này à? (giọng băn khoăn)

+Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế? (giọng ngạc nhiên)

- GV yêu cầu đặt câu với từ “Viết lia lịa” tìm từ trái nghĩa với từ “Ngắn ngủn”.


d. Đọc đồng thanh:




* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.


- HS lắng nghe.





- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 



- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (Liu - xi – a , Cô - li – a,...).

- HS chia đoạn (4 đoạn như SGK).

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.


- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.








- Đọc phần chú giải (đọc cá nhân). 





- 1 nhóm đọc     nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.

- Lớp đọc đồng thanh đoạn 4.

3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):

a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài thông qua việc trả lời các câu hỏi: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì cố làm cho được.

b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- GV yêu cầu 1 HS đọc to 4 câu hỏi cuối bài.


- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+  Nhân vật “tôi” trong truyện này tên là gì? 

+ Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào? 

+ Vì sao Cô - li – a thấy khó viết bài tập làm văn? 

+ Thấy các bạn viết nhiều, Cô - li – a làm cách gì để bài viết dài ra? 

+ Vì sao mẹ bảo Cô - li – a đi giặt quần áo:

+ Lúc đầu Cô - li – a ngạc nhiên ?


+ Vì sao sau đó, Cô - li – a vui vẻ làm theo lời mẹ? 

+ Bài đọc giúp em điều gì?

*GV chốt ND: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận lỗi và sửa lỗi     là người dũng cảm.

- 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).



- Cô - li – a.


-  Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ.


- Vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc, dành thời gian cho Cô - li – a học.

- Cô - li –a cố nhớ lại những việc thỉnh thoảng bạn mới làm và kể ra những việc bạn chưa làm bao giờ làm...


- Cô - li –a ngạc nhiên vì chưa bao giờ phải giặt quần áo…

- Vì bạn nhớ ra đó là việc bạn đã nói trong bàic TLV.

- Lời nói phải đi đôi với việc làm



4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)

*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp


- Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật.



*Chú ý giọng đọc của  nhân vật “tôi”.


- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ.

- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.

- Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện 

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.

+ Phân vai trong nhóm.

+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.

- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.

- Lớp nhận xét.


5. HĐ kể chuyện (15 phút)

* Mục tiêu: 

- Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.

* Cách tiến hành:

a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện

b. Hướng dẫn HS kể chuyện:

b1. Sắp xếp lại 4 bức tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện.

- GV treo tranh và yêu cầu cả lớp quan sát 4 tranh minh họa trong SGK. 

- GV gọi HS phát biểu.


+ GV nhận xét chốt lại lời giải đúng là : 3 - 4 – 2 - 1.

- Gọi 4 HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.

b2. Kể lại 1 đoạn của câu chuyện theo lời của em.     

- GV nhắc HS: BT chỉ yêu cầu em chọn kể 1 đoạn của câu chuyện và kể bằng lời của em.   

c. HS kể chuyện trong nhóm



d. Thi kể chuyện trước lớp


* Lưu ý: 

- M1, M2: Kể đúng nội dung.

- M3, M4: Kể có ngữ điệu 

*GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 

+ Em có thích bạn nhỏ trong câu chuyện này không? Vì sao?

+ Em học được gì từ câu chuyện này?

- GV tổng kết: Mặc dù chưa giúp được mẹ nhiều nhưng bạn nhỏ vẫn là một học sinh ngoan vì bạn muốn giúp mẹ và không muốn trở thành một người nói dối, bạn vui vẻ làm công việc mình đã kể trong bài tập làm văn.

- Lắng nghe.





- Quan sát từng tranh.

- Sắp xếp tranh và viết ra phiếu học tập.


- HS phát biểu – lớp nhận xét: Trật tự đúng của tranh: 3, 4, 2, 1.



- 4 HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.


- 1 HS đọc yêu cầu kể chuyện và mẫu


- HS chú ý nghe 



- Nhóm trưởng điều khiển:

- Luyện kể cá nhân.

- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.

- Lớp nhận xét.





- HS trả lời theo ý đã hiểu.


- HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.

- Nhiều học sinh trả lời.

6. HĐ ứng dụng (1 phút):

7. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề.

- Thực hành giúp đỡ gia đình những việc làm vừa sức. 

- Luyện đọc trước bài: Ngày khai trường.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học