Giáo án Luyện từ và câu: Từ ngữ về cộng đồng. Ôn tập câu: Ai làm gì mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt lớp 3

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- HS hiểu và phân loại được một số từ ngữ về cộng đồng. (BT 1)

- HS biết tìm các bộ phận của câu trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì )?, làm gì? (BT 3)

- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định (BT 4); Đối với HS M3 + M4 làm được BT 2.

2. Kĩ năng: Nâng cao kỹ năng sử dụng từ ngữ, kỹ năng đặt câu.

3. Thái độ: Tích cực tham gia các hoạt động trong trường, trong lớp. Yêu thích từ ngữ Tiếng Việt, viết câu đúng, yêu thích môn học.

4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:        

- GV: SGK, Bảng phụ 

- HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 1. HĐ khởi động (3 phút):

- Kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

-  HS hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết.


- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

 2. HĐ thực hành (30 phút):

*Mục tiêu : 

- HS hiểu và phân loại được một số từ ngữ về cộng đồng. 

- HS biết tìm các bộ phận của câu trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì )?, làm gì? 

- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định 

*Cách tiến hành: 

Bài 1: (Cá nhân - Lớp)



+ Cộng đồng có nghĩa là gì?



+ Vậy chúng ta phải xếp từ cộng đồng vào cột nào?

+ Cộng tác có nghĩa là gì?

+ Vậy chúng ta phải xếp từ cộng tác vào cột nào?

+...

=> GVKL: Cộng đồng là những người cùng sống trong 1 tập thể hoặc 1 khu vực gắn bó với nhau.

Cùng sống trong 1 cộng đồng, 1 tập thể, chúng ta cần hợp tác trong các hoạt động chung. Khi làm việc cùng, cần đồng lòng, đồng tâm thì công việc mới đạt hiệu quả cao.

Bài 2: (Cá nhân – Cặp đôi - Lớp)

- GV giải nghĩa từ “Cật” (phần lưng, ở chỗ ngang bụng); “vại” (vật dụng bằng gốm dùng để đựng gạo hoặc muối cà, dưa.

- Hỗ trợ HS giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ










Bài 3: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)

- GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng, chưa xác định được.








Bài 4: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)

- Câu hỏi gợi ý: 

+ Các câu văn bài tập đọc được viết theo kiểu câu nào?

+ Đề bài yêu cầu đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm. Muốn đặt câu hỏi được đúng, chúng ta phải chú ý điều gì?


- HS tự đọc yêu cầu và đọc từ ngữ trong bài. Tìm hiểu ý nghĩa của chúng.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

+…là những người cùng sống trong 1 tập thể hoặc 1 khu vực gắn bó với nhau.

+…những người trong cộng đồng.


+… là cùng làm chung 1 việc.

+…thái độ, hoạt động trong cộng đồng.





- HS tự liên hệ thái độ của mình đối với các hoạt động chung của lớp, của trường.



- HS làm bài cá nhân.

- Thảo luận cặp đôi để thống nhất ý kiến.


a) Chung lưng đấu cật: Đoàn kết, góp sức cùng nhau làm việc.

b) Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại: Ích kỉ, thờ ơ, chỉ biets mình, không quan tâm đến người khác.

c) Ăn ở như bát nước đầy: Sống có nghĩa có tình, thủy chung trước sau như một.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

+ Tán thành: ý a, c

+ Không tán thành: ý b

- HS làm bài cá nhân bằng chì ra SGK.

- Chia sẻ cặp đôi

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

a) Đàn sếu / đang sải cánh trên cao.

    Con gì?         Làm gì?

b) Sau...dạo chơi, đám trẻ / ra về.                                                            

Ai?      Làm gì?

c) Các em / tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi.

Ai?            Làm gì?



- Ai (cái gì, con gì) làm gì?


- …phải xác định câu được in đậm trả lời cho câu hỏi nào, Ai (cái gì, con gì)?; làm gì?

- HS làm bài cá nhân bằng chì (ra SGK).

- Chia sẻ kết quả trong cặp

- Chia sẻ kết quả trước lớp. 

3. HĐ ứng dụng (1 phút): 




 4. HĐ sáng tạo (1 phút):


- Về nhà xem lại bài đã làm trên lớp. Thực hiện như nội dung bài đã được học.

- Làm lại BT 4 vào vở

-  Sưu tầm thêm các câu thành ngữ, tục ngữ nói về thái độ ứng xưở trong cộng đồng.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Giải bài tập lớp 3 các môn học