Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Nhớ lại buổi đầu đi học - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

*. Kiến thức:

1. Đọc

- Nhớ lại và nói được về ngày đầu tiên đi học theo gợi ý; nêu được phóng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: bài văn ghi lại những hồi tưởng đẹp đẽ của tác giả về buổi đầu đi học.

- Tìm được từ ngữ chỉ cảm xúc của tác giả và bản thân trong ngày đầu tiên đi học. Nói được 1-2 câu thể hiện cảm xúc khi nhớ về ngày đầu đi học.

2. Đọc – kể được câu chuyện Chiếc nhãn vở đặc biệt theo tranh và từ ngữ gợi ý.

3. Viết được đoạn văn ngắn tả một đồ dùng học tập của em.

4. Biết đố bạn về các đồ dùng học tập.

*. Năng lực, phẩm chất:

- NL: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học. Năng lực hợp tác và khả năng làm việc nhóm.

- PC: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Có ý thức tập thể và trách nhiệm cá nhân.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Tranh ảnh, video clip một số cảnh mùa thu (lá vàng rơi) hoặc cảnh HS tựu trường, gặp thầy cô, gặp bạn bè,...(nếu có)

- Bảng phụ ghi đoạn từ Buổi sớm mai hôm ấy ... đến tôi đi học.

-Tệp ghi âm và video clip minh họa nội dung truyện Chiếc nhãn vở đặc biệt (nếu có)

- Hình ảnh sơ đồ tư duy để thực hiện hoạt động nói/ viết về một đồ dùng học tập.

- Một số câu đố về đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. Khởi động

- HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để nói về ngày đầu tiên em đi học (HS có thể nói về những việc chuẩn bị cho ngày đầu đi học, quang cảnh trên đường đi,... hoặc HS cũng có thể chia sẻ cảm xúc của các em trong ngày đầu đi học kết hợp với tranh, ảnh vẽ cảnh HS tựu trường)

- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phỏng đoán nội dung bài đọc.

- HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài Nhớ lại buổi đầu đi học.

- HS thực hiện hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để nói về ngày đầu tiên em đi học.

- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa

- HS nghe GV giới thiệu bài mới

B. Khám phá và luyện tập

1.1. Đọc và trả lời câu hỏi

1.1.1. Luyện đọc thành tiếng

- HS nghe GV đọc mẫu (Gợi ý: giọng đọc toàn bài thong thả, chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của cảnh vật, hoạt động và trạng cảm xúc của bạn nhỏ và các bạn HS).

- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp kết hợp nghe GV hướng dẫn.

+ Cách đọc một số từ ngữ khó: nao nức, mơn man, nảy nở, quang đãng, lắm lần, bỡ ngỡ, quãng trời rộng,...

+ Cách ngắt nghỉ một số câu dài: Tôi quên thế nào được / những cảm giác trong sáng ấy/ nảy nở trong lòng tôi/ như mấy cánh hoa tươi/ mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.//

Buổi tối mai hôm ấy,/ một buổi mai đầy sương thu/ và gió lạnh,/ mẹ tôi/ âu yếm nắm tay tôi/ dẫn đi/ trên con đường làng dài/ và hẹp.//

Cảnh vật chung quanh tôi/ đều thay đổi,/ vì chính lòng tôi/ đang có sự thay đổi lớn:/ hôm nay tôi đi học.//

Họ thèm vụng/ và ước ao thầm/ được như những học trò cũ,/ biết lớp,/ biết thầy/ để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.//

+ Giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó, VD: nhớ lại (nhớ về những việc hoặc chuyện xảy ra, còn gọi là hồi tưởng) ; tựu trường (đến trường sau kì nghỉ hè); âu yếm (biểu lộ tình thương yêu, trìu mến bằng dáng diệu, cử chỉ, giọng nói),...

1.1.2. Luyện đọc hiểu

- HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp, nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi 1-3 trong SHS (Câu 2: Tác giả thấy lạ khi đi trên con đường làng quen thuộc vì chính trong lòng tác giả đang có sự thay đổi, đang có nhiều cảm xúc đan xen trong buổi đầu đi học.), kết hợp giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó, VD: e sợ (có phần sợ sệt nên ngần ngại, không mạnh dạn); rụt rè (tỏ ra e dè, không mạnh dạn); thèm vụng (mong muốn có được, hoặc làm được việc gì đo, nhưng giấu đi không thể hiện ra cho người khác biết); ước ao thầm (mong ước thiết tha có được, đạt được điều gì đo nhưng kín đáo, không biểu lộ ra ngoài,...

- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi 4 (GV có thể hướng dẫn thêm bằng câu hỏi: “Vì sao chọn đáp án 3”/ giảng giải cho HS hiểu từ “kỉ niệm”)

1.1.3. Luyện đọc lại

- HS xác định được giọng đọc của toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài.

- HS luyện đọc đoạn từ Buổi mai hôm ấy ... đến tôi đi học trong nhóm nhỏ.

- Một vài HS đọc đoạn từ Buổi mai hôm ấy ... đến tôi đi học trước lớp.

- HS đọc toàn bài.

- HS nghe bạn và GV nhận xét.

- HS nghe GV đọc mẫu.

- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ.

- HS đọc từ ngữ khó.

- HS đọc câu dài.

- HS giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó.

- HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp, nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi 1-3 trong SHS

- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi 4

- HS xác định được giọng đọc của toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng

- HS luyện đọc đoạn từ Buổi mai hôm ấy ... đến tôi đi học trong nhóm nhỏ.

- Một vài HS đọc đoạn

- HS đọc toàn bài.

- HS nghe bạn và GV nhận xét.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Giải bài tập lớp 3 các môn học