Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 3: Hai bàn tay em - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Hát một bài hát về đôi bàn tay và trao đổi được về ích lợi của đôi bàn tay; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài

- Hiểu được nội dung bài: Bạn nhỏ rất yêu quý đôi bàn tay xinh đẹp của mình vì đôi bàn tay như người bạn, giúp bạn nhỏ làm rất nhiều việc có ích.

- Tìm đọc một văn bản thông tin về thiếu nhi, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn cách em tìm bài đã đọc.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- Tranh ảnh, video clip, lời một bài hát về đôi bàn tay.

- Bảng phụ ghi ba khổ thơ đầu.

- HS: mang theo sách, báo có văn bản thông tin về thiếu nhi và Phiếu đọc sách đã ghi chép về truyện đã đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

TIẾT 1 – 2

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho học sinh múa hát bài hát “Đôi bàn tay”.

- GV hỏi HS ích lợi về đôi bàn tay của mình.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV cho HS xem tranh và dẫn dắt vào bài mới: Hai bàn tay em.

- HS tham gia múa hát.

-HS lắng nghe, suy nghĩ và trả lời.

- HS quan sát tranh minh họa, đọc tên bài và phỏng đoán nội dung bài đọc.

2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.

- Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài

- Bạn nhỏ rất yêu quý đôi bàn tay xinh đẹp của mình vì đôi bàn tay như người bạn, giúp bạn nhỏ làm rất nhiều việc có ích.

     - Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

- GV đọc mẫu: Đọc với giọng trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp, hoạt động của đôi bàn tay, ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nhịp một số dòng thơ, cụ thể ngắt nhịp 2/2 hay 1/3.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia khổ: (5 khổ)

+ Khổ 1: Từ đầu đến Cánh tròn ngón xinh.

+ Khổ 2:Tiếp theo đến Hoa ấp cạnh lòng.

+ Khổ 3: Tiếp theo đến Tóc ngời ánh mai.

+ Khổ 4: Tiếp theo đến Từng hàng giăng giăng.

+ Khổ 5: Tiếp theo đến hết

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: ấp, giăng giăng, thủ thỉ…

- GV hướng dẫn cách ngắt nhịp một số dòng thơ.

Tay em/ đánh răng/

Răng/ trắng hoa nhài.//

Tay em/ chải tóc/

Tóc/ ngời ánh mai.//

Giờ/ em ngồi học/

Bàn tay/ siêng năng/

Nở hoa/ trên giấy/

Từng hàng/ giăng giăng.//

- Giải nghĩa từ khó hiểu:

Giăng giăng: dàn ra theo hàng ngang

Ấp: áp bàn tay vào lòng

Thủ thỉ: nói nhỏ, vửa đủ nghe, để thổ lộ tình cảm

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 5.

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Trong khổ thơ đầu, hai bàn tay của bạn nhỏ được so sánh với hình ảnh nào?

+ Câu 2: Hai bàn tay thân thiết với bạn nhỏ như thế nào?

+ Câu 3: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài? Vì sao?

+ Câu 4: Nói về những việc em nên làm để giữ gìn đôi bàn tay?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV chốt nội dung bài đọc: Bạn nhỏ rất yêu quý đôi bàn tay xinh đẹp của mình vì đôi bàn tay như người bạn, giúp bạn nhỏ làm rất nhiều việc có ích.

2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại và học thuộc lòng.

- GV đọc lại toàn bài.

- GV yêu cầu học sinh xác định được giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài thơ.

- GV yêu cầu HS luyện đọc 2-3 khổ thơ em thích trong nhóm, trước lớp và học thuộc lòng bằng cách tự nhẩm thuộc, xóa dần hay thay chữ bằng hình.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS cả khổ thơ

-HS lắng nghe.

- HS luyện đọc theo nhóm 5.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Được so sánh với những nụ hồng, những ngón tay xinh

+ Buổi tối: hai hoa ngủ cùng bé

=> Buổi sáng: tay giúp bé đánh răng

+ HS phát biểu suy nghĩ của mình, VD:

Khổ 1: vì bàn tay bé tả đẹp như nụ hồng.

Khổ 2: vì tay bé luôn ở cạnh nhau , cả lúc bé ngủ tay cũng ấp ôm lòng bé thật thân thiết và tình cảm .

Khổ 3: vì tay  bé thật có ích giúp bé đánh răng , trải tóc , …

Khổ 4: vì tay làm cho chữ nở hoa trên giấy

Khổ 5: Tay như người bạn tâm tình cùng bé

+ HS trả lời theo ý thích.

- HS nêu theo hiểu biết của mình.

-2-3 HS nhắc lại

-HS lắng nghe.

- HS trả lời

-HS học thuộc lòng khổ thơ mình thích.

-HS nhận xét.

-HS lắng nghe.

3. Đọc mở rộng – Đọc một bài đọc về thiếu nhi

- Mục tiêu:

- Tìm đọc một văn bản thông tin về thiếu nhi, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn cách em tìm bài đã đọc.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1. Hoạt động 1: Viết Phiếu đọc sách 

- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách bài đọc em đã đọc ở nhà (hay ở thư viện) một bài đọc về thiếu nhi. Khi viết lưu ý những thông tin chính sau khi đọc bài: tên bài đọc, tên sách, báo có bài đọc, tên tác giả, nội dung chính của bài đọc.

+ Trang trí Phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung văn bản thông tin.

3.2. Hoạt động 2: Chia sẻ Phiếu đọc sách

- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về cách em tìm bài đã đọc: tìm trong sách, báo hay tìm trên internet.

- GV nhận xét, tuyên dương.

-HS viết vào phiếu đọc sách.

-HS chia sẻ trước lớp.

-HS lắng nghe.

- HS chia sẻ văn bản cho các bạn trong nhóm cùng đọc.

- HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp hay dán vào Góc sáng tạo của lớp.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

-GV cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”

Câu 1: Nêu lại nội dung bài đọc “Hai bàn tay em”.

Câu 2: Đôi bàn tay em có gì đặc biệt. Hãy chia sẻ với bạn.

Câu 3: Thi đọc thuộc lòng khổ thơ mình thích?

- GV nhận xét, tuyên dương.

-Hs tham gia chơi trò chơi và trả lời các câu hỏi.

-HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Giải bài tập lớp 3 các môn học