Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 21: Tia nắng bé nhỏ - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

-Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Tia nắng bé nhỏ. Bước đầu nhận biết được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian cụ thể. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm và lời nói của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Khi chúng ta biết yêu thương và quan tâm đến những người thân trong gia đình, thì người thân của chúng ta sẽ rất vui và hạnh phúc.

- Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại được câu chuyện Tia nắng bé nhỏ.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.

- Phẩm chất nhân ái: Biết bày tỏ tình cảm với người thân trong gia đình, có ý thức quan tâm tới người khác, nhận ra và biết bày tỏ cảm xúc của bản thân.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

                    + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Vì sao thời gian trò chuyện của ba mẹ con cứ ươợc cộng thêm mãi?

+ Câu 2: Mẹ đã kể cho chị em Thư những chuyện gì?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới:

+ GV nêu câu hỏi chung cho cả lớp: Quan sát tranh, đoán xem bạn nhỏ đang làm gì?

+ GV mời 1 – 2 HS nêu nội dung tranh và đoán hành động của bạn nhỏ.

– GV giới thiệu bài học: Hôm nay các em sẽ học bài Tia nắng bé nhỏ. Các em sẽ đọc kĩ để tìm hiểu tình cảm yêu thương giữa bạn nhỏ và bà của bạn ấy được thể hiện như thế nào trong bài đọc.

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: Vì ba mẹ con có nhiều điều để nói với nhau, để kể cho nhau nghe...

+ Trả lời: Mẹ kể cho chị em Thư về công việc của mẹ, kể chuyện ngày mẹ còn bé vì mẹ muốn chhị em Thư biết về công viêccj của mẹ, biết những chuyện ngày mẹ còn bé.

- HS lắng nghe.

-HS quan sát

- 1- 2 HS trả lời

Tranh vẽ cảnh đồng cỏ rộng mênh mông, trên trời ông mặt trời đang cười tươi, toả nắng rực rỡ. Một bạn gái đang đứng chìa vạt áo ra, trên vạt áo có ánh sáng bừng lên. Có lẽ bạn ấy đang hứng nắng vào vạt áo.

-HS nghe và ghi vở

- 1-2 HS nhắc tên bài

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

-Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Tia nắng bé nhỏ. Bước đầu nhận biết được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian cụ thể. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm và lời nói của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Khi chúng ta biết yêu thương và quan tâm đến những người thân trong gia đình, thì người thân của chúng ta sẽ rất vui và hạnh phúc.

- Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại được câu chuyện Tia nắng bé nhỏ.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp của bà và bạn nhỏ.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (3 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến đem nắng cho bà.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến chẳng có tia nắng nào ở đó cả.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: nắng, tán lá, nhảy nhót, reo lên, lóng lánh …

- Luyện đọc câu dài:

Hằng ngày,/ nắng xuyên qua những tán lá trong khu vườn trước nhà/ tạo thành những vệt sáng lóng lánh/ rất đẹp. Một buổi sáng,/ khi đnag dạo chơi trên đồng cỏ,/Na cảm thấy/ nắng suổi ấm mái tóc mình/ và ngảy nhót trên vạt áo.

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong SGK. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Vì sao bà nội của Na khó thấy được nắng?

+ Câu 2: Na nghĩ ra cách nào để mang nắng cho bà?

+ Câu 3: Na có mang được nắng cho bà không? Vì sao?

? Hãy nhắc lại lời của bà nói với Na?

+ Câu 4: Câu nói của bà cho em biết điều gì?

Chọn câu trả lời hoặc nêu ý kiến khác của em.

a. Bà hiểu tình cảm của Na

b. Bà không muốn Na buồn.

c. Bà rất yêu Na

+ Câu 5: Nếu là Na, em sẽ làm gì để giúp bà nhìn thấy nắng?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV chốt: Khi chúng ta biết yêu thương và quan tâm đến những người thân trong gia đình, thì người thân của chúng ta sẽ rất vui và hạnh phúc.

GV nói thêm: Bài tập đọc Tia nắng bé nhỏ cho các em thấy tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, quý giá nhất. Các em cần biết quan tâm, yêu thương mọi người trong gia đình và học cách thể hiện tình yêu thương, quan tâm đó.

2.3. Hoạt động: Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

- HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu dài

- HS luyện đọc theo nhóm 3.

-HS lắng nghe

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+  Bà khó thấy  được nắng vì nắng không lọt vào phòng bà, bà lại già yếu, khó đi lại nên không đi ra chỗ có nắng được?

+ Na nghĩ ra cách bắt nắng trên vạt áo mang về cho bà.

+ Na không mang được nắng cho bà vì nắng là thứ không thể bắt được. Nắng chỉ chiếu vào vạt áo na chứ không ở đó mãi.

+ Kìa, nắng long lanh trong ánh mắt cháu và rực lên trên mái tóc của cháu đây này.

+ HS tự chọn đáp án theo suy nghĩ của mình.

+ Hoặc có thể nêu ý kiến khác...

+ HS nêu suy nghĩ cá nhân của mình

- HS nêu theo hiểu biết của mình.

-2-3 HS nhắc lại

-HS nghe

-3HS nối tiếp đọc.

3. Nói và nghe: Tia nắng bé nhỏ

- Mục tiêu:

+ Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại được câu chuyện Tia nắng bé nhỏ.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1. Hoạt động 3: Nên nội dung từng tranh

-GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh, nêu hoạt động từng người trong tranh.

-GV mời HS NX, bổ sung.

-GV NX

Hoạt động 4: Kể lại câu chuyện.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 2: HS kể lại câu chuyện dựa vào gợi ý dưới tranh.

- Gọi HS  kể lại trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3.2. Hoạt động 4: Em nghĩ gì về cô bé Na?

- GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp.

- GV cho HS làm việc nhóm 2: Các nhóm nói suy nghĩ của mình.

- Mời các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương.

-1-2 HS trình bày

-HS NX, bổ sung.

-HS nghe.

- HS sinh hoạt nhóm và kể lại câu chuyện dựa vào gợi ý dưới tranh.

- 1HS trình kể toàn bộ câu chuyện.

-HS nghe

- 1 HS đọc yêu cầu: Em nghĩ gì về cô bé Na?

-HS nói suy nghĩ của mình, bạn trong nhóm lắng nghe, góp ý.

-3-4 HS trình bày trước lớp.

-HS nghe

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát video các bạn nhỏ giúp đỡ người thân một số công việc phù hợp với sức của mình.

+ GV nêu câu hỏi các bạn nhỏ giúp đỡ ai và những một số công việc gì?

+ Khi làm xong, tâm trạng các bạn thế nào?

- Nhắc nhở các em cần giúp đỡ người thân một số công việc phù hợp với sức của mình  như gấp quần áo, quét nhà, dọn dẹp nhà cùng người thân ...

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

-HS nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học