Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 12: Tay trái và tay phải - Kết nối tri thức
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu đoạn và và toàn bộ câu chuện “ Tay trái và tay phải”.
- Bước đầu thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật (tay phải) trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Nhận biết được cảm nghĩ và hành động của nhân vật qua từ ngữ, câu trong bài đọc
- Hiểu được nội dung hàm ẩn của văn bản: Nói về sự gắn bó giữa tay trái với tay phải là để nói về sự gắn bó giữa người với người. Hiểu được điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Trong mọi công việc, chúng ta cần hợp tác với nhau để cùng tạo nên kết quả tốt đẹp.
- Đọc mở rộng theo yêu cầu (đọc câu chuyện, bài thơ về một việc làm tốt và viết vào phiếu đọc sách theo mẫu)
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
- Năng lực hợp tác từ câu chuyện Tay trái tay phải.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất đoàn kết: Biết đoàn kết.
- Phẩm chất nhân ái: Biết quan tâm, giúp đỡ, cùng chia sẻ qua hoạt động đọc mở rộng bài đã đọc.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Đọc đoạn 1,2 bài “ Chuyện bên cửa sổ” và trả lời câu hỏi : Nơi ngày xưa là khu rừng, bây giờ thay đổi như thế nào? + GV nhận xét, tuyên dương. + Câu 2: Đọc đoạn 4 bài “Chuyện bên cửa sổ” và nêu nội dung bài. Theo em, cậu bé hiểu được gì từ những việc đã làm và những điều đã thấy? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi. + Đọc và trả lời câu hỏi: Sơn vẫy rối rít; Sơn cho Chi một chiếc diều rất xinh; Chi mừng rỡ chạy ra; Hai bạn có bao nhiêu chuyện kể với nhau.) + Đọc và trả lời câu hỏi: Từ những việc đã làm, cậu bé hẳn là rất ân hận. Chắc chắn cậu bé sẽ không bao giờ đối xử với bầy chim như thế nữa. Nhìn đàn chim ríu ran nô đùa, cậu bé hiểu rằng: Nếu con người yêu thương, bảo vệ chim chóc thì chim chóc cũng sẽ gần gũi, gắn bó và mang lại niềm vui cho con người - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: - Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu đoạn và và toàn bộ câu chuện “ Tay trái và tay phải”. - Bước đầu thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật (tay phải) trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. - Nhận biết được cảm nghĩ và hành động của nhân vật qua từ ngữ, câu trong bài đọc - Hiểu được nội dung hàm ẩn của văn bản: Nói về sự gắn bó giữa tay trái với tay phải là để nói về sự gắn bó giữa người với người. Hiểu được điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Trong mọi công việc, chúng ta cần hợp tác với nhau để cùng tạo nên kết quả tốt đẹp. - Đọc mở rộng theo yêu cầu (đọc câu chuyện, bài thơ về một việc làm tốt và viết vào phiếu đọc sách theo mẫu) + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm: lẳng lặng, không sao cầm được, loay hoay, hết chịu nổi, hối hận lắm… - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: (4 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến có sân thượng. + Đoạn 2: Tiếp theo cho đến những chậu cây cảnh. + Đoạn 3: Tiếp theo cho đến nom vui quá. + Đoạn 4: Phần còn lại. - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc từ khó: trách tay phải, lẳng ;ặng, ngoảnh mặt, cài khuy áo, giữ giấy, liền xin lỗi…,… - Luyện đọc ngắt nghỉ hơi ở những câu dài: Nó lẳng lawngjngoarnh mặt đi chỗ khác/ và tự nhủ/ sẽ không giúp tay phải việc gì nữa. - GV mời HS nêu từ ngữ giải nghĩa trong SGK. Gv giải thích thêm. - Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 4. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong SGK. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Tay phải trách tay trái chuyện gì? GV yêu cầu HS đọc câu hỏi. GV nhắc HS xem nhanh lại đoạn đầu của văn bản đọc. (Có thể hỏi thêm: - Chuyện gì diễn ra (là cái cớ, là lí do) khiến tay phải trách tay trái? - Câu nào thể hiện sự trách móc của tay phải với tay trái? - Tay phải thấy mình và tay trái khác nhau thế nào? - Không công bằng ở điểm nào?) - GV gợi ý, động viên HS trả lời câu hỏi theo cách hiểu của các em và diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, có thể nhắc lại nguyên văn câu nói của tay phải trong bài hoặc có thể nêu ý khái quát của câu nói …. - GV ghi nhận nững câu trả lời hợp lí và đưa ra câu trả lioiwf đầy đủ nhất. + Câu 2: Không có tay trái giúp đỡ, tay phải gặp những khó khăn gì? - HS đọc câu 2. - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa câu 2, xem lại đoạn 3 của bafiddocj và liên hệ thực tế: hình dung tình cảnh thực hiện các công việc: đánh răng, cài khuy áo, vẽ tranh mà chỉ bằng tay phải? Khi đó, em phải loay hoay vượt qua khó khăn như thế nào? - GV nhận xét, chốt nội dung trả lời. * Tay phải gặp khó khăn khi đánh răn: không cầm được cốc nước. * Khó khăn khi cài khuy áo: không thể cài. * khó khăn khi vẽ tranh: không có tay giữ giấy. * chỉ dung tay phải, những công việc hết sức bình thương cũng trơ nên khó khăn. + Câu 3: Câu văn nào thể hiện suy nghĩ và hành động của tay phải khi làm việc một mình? - GV cho HS đọc câu 3, nhắc HS xem nhanh lại đoạn 3 của bài đọc - GV nhận xét, chốt nội dung trả lời. Cảm nghĩ và hành động của tay phải khi làm việc một mình được thể hiện qua câu: Tay phải hối hận lắm. Liền xin lỗi tay trái. Như vậy, tay phải đã nhận ra lỗi của mình, thấy mình trách nhầm tay trái. + Câu 4: Tay phải đã nhận ta điều gì khi làm việc cùng tay trái? - GV cho HS đọc câu 4, nhắc HS xem nhanh lại đoạn cuối của bài đọc, xem lại câu nói của tay phải; suy nghĩ để chuẩn bị câu trả lời. - GV nhận xét, chốt nội dung trả lời. - GV gợi ý, động viên HS trả lời câu hỏi theo cách diễn đạt khác nhau, có thể nhắc lại nguyên văn câu nói của tay phải (ở cuối bài), có thể diễn đạt ý của câu nói bằng cách riêng của mình …. - GV nhận xestghi nhận những câu câu trả lời hợp lí: Khi làm việc cùng tay trái, tay phải đã nhận ta rằng: * Tay trái và tay phải đều quan trọng như nhau. Không có tay trái, một mình ta phải không làm được nhiều việc. * Nếu tay trái, tay phải cùng nhau làm việc, mọi việc mới hoàn thành nhanh chóng. * Ai cũng quan trọng khi cùng làm việc chung.... + Câu 5: Câu chuyện nói với chúng ta điều gì? - GV nêu câu hỏi, có thể gợi ý bằng cách đưa ra các phương án trả lời để HS lựa chọn a. Chúng ta cần hợp tác với nhau trong mọi công việc. b. Chúng ta cần sử dụng cả tay trái và tay phải khi làm việc. c. Chúng ta cần chăm chỉ làm việc. - GV nhận xét, chốt phương án trả lời: Phương án A: Chúng ta cần hợp tác với nhau trong mọi công việc. - GV mời HS nêu nội dung bài. - GV chốt: nội dung hàm ẩn của văn bản: Nói về sự gắn bó giữa tay trái với tay phải là để nói về sự gắn bó giữa người với người. - Hiểu được điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Trong mọi công việc, chúng ta cần hợp tác với nhau để cùng tạo nên kết quả tốt đẹp. 2.3. Hoạt động 3: Đọc mở rộng (làm việc cá nhân, nhóm 2). - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, đọc bài đã tìm được: Nói về một việc làm tốt. - GV chiếu một số phiếu đọc sách của HS lên bảng để cả lớp nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. |
- Hs lắng nghe. - HS lắng nghe cách đọc. - 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát - HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc từ khó. - 2-3 HS đọc câu thơ. - HS đọc giải nghĩa từ. - HS luyện đọc theo nhóm 4. - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: - HS nêu theo hiểu biết của mình. - HS đọc câu 1: - HS: Tay phải trách tay trái vì chuyện : * Nó luôn phải làm làm việc nặng nhọc./ * Vì chuyện tay trái sung sướng chảng phải làm việc nặng nhọc. * Vì chuyện việc gì nó cũng phải làm: từ xúc cơm, cầm bút rồi quét nhà..../ * Vì tay trái chảng phải làm gì, trong khi nó phải làm hết mọi việc,... - HS đọc câu 2 - HS làm việc cá nhân: suy nghĩ và chuẩn bị câu trả lời, phát biểu trước lớp. - 2-3 HS trình bày ý kiến - HS đọc câu 3 - HS làm việc cá nhân: suy nghĩ và chuẩn bị câu trả lời, phát biểu trước lớp. - 2-3 HS trình bày ý kiến. - HS đọc câu 4 - HS làm việc cá nhân: suy nghĩ và chuẩn bị câu trả lời, phát biểu trước lớp. - Một số HS trình bày ý kiến. - HS làm việc theo nhóm, thống nhất câu trả lời. - Đại diện 3 – 4 nhóm phát biểu trước lớp. - HS nhắc lại nội dung bài. - HS trao đổi và viết thông tin vào phiếu đọc sách. - HS làm việc nhóm và trình bày kết quả trước nhóm. |
2.4. Hoạt động 4: Chia sẻ với bạn về việc làm tốt của nhân vật trong bài đã đọc. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, chia sẻ với bạn về việc làm tốt của nhân vật trong bài đã đọc. - GV gợi ý: * Nhân vật chính trong bài đọc là ai? * Việc làm tốt của nhân vật là gì? * Em cảm nhận điều gì về việc làm tốt đó? * Việc làm tốt đó đem đến cho em bài học gì? - GV nhận xét chung và khen ngợi HS. - Khuyến khích HS trao đổi sách để mở rộng nguồn tài liệu học tập.. |
- HS chia sẻ. - Các HS khác nhận xét. - HS lắng nghe |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh học bài. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
3. Hoạt động 4: Chia sẻ với bạn về việc làm tốt của nhân vật trong bài đã đọc. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, chia sẻ với bạn về việc làm tốt của nhân vật trong bài đã đọc. - GV gợi ý: * Nhân vật chính trong bài đọc là ai? * Việc làm tốt của nhân vật là gì? * Em cảm nhận điều gì về việc làm tốt đó? * Việc làm tốt đó đem đến cho em bài học gì? - GV nhận xét chung và khen ngợi HS. - Khuyến khích HS trao đổi sách để mở rộng nguồn tài liệu học tập.. |
- HS chia sẻ. - Các HS khác nhận xét. - HS lắng nghe |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 3 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 3
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3
- Giáo án Tiếng Anh lớp 3
- Giáo án Đạo đức lớp 3
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3
- Giáo án Tin học lớp 3
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3
- Giáo án Công nghệ lớp 3
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 3 (hàng ngày)
- Đề thi Toán lớp 3 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bộ Đề thi Violympic Toán lớp 3
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Toán lớp 3 (hàng ngày)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 3 lên lớp 4
- Đề thi Tiếng Anh lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 3
- Đề thi Tin học lớp 3 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 3 (có đáp án)