Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Bài 8: Kể chuyện: Chồn con đi học - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Cánh diều phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Bài 8: KỂ CHUYỆN:

CHỒN CON ĐI HỌC

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Phát triển các năng lực đặc thù

1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

- Nghe hiểu và nhớ câu chuyện.

- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi dưới tranh.

- Nhìn tranh, không cần GV hỏi, có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện.

1.2. Phát triển năng lực văn học

- Nhận biết và đánh giá được tính cách của nhân vật chồn con.

- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Trẻ em phải chăm học, Có học thì mới biết chữ, biết nhiều điều bổ ích.

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất

- Chăm chú lắng nghe, trả lời câu hỏi một cách tự tin,

- Biết vận dụng lời khuyên của câu chuyện vào đời sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy chiếu hoặc 6 tranh minh hoạ truyện (phóng to) .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động dạy

TG

Hoạt động học

A. KIỂM TRA BÀI CŨ

- Tiết kể chuyện vừa qua các em được nghe cô kể chuyện gì?

- GV chỉ tranh 1, 2, 3, 4 minh hoạ truyện Hai con dê, nêu câu hỏi:

- Hai con dê muốn làm gì?

- Trên cầu, hai con dê thế nào?

- Đến giữa cầu, hai con dê làm gì?

- Kết quả ra sao?

 - Hãy nêu ý nghĩa câu chuyện?

- Nhận xét, tuyên dương

B. DẠY BÀI MỚI

Hoạt động 1: Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện

1. Quan sát và phỏng đoán

- GV gắn / chiếu lên bảng 6 tranh minh hoạ, chỉ hình ảnh và giới thiệu: chồn là con vật có chiếc đuôi dài, xù to. Hôm nay chúng ta sẽ cùng kể câu chuyện “Chồn con đi học

- Ngoài Chồn ra, trong những tranh này còn có các con vật nào nữa?

- Các em xem ở tranh 1, chồn con làm gì? Ở tranh 2 nhím đi học, chồn có đi học không? Ở tranh 6, chồn làm gì? Bạn nào có thể đoán được nội dung truyện?

- Lưu ý: Lướt nhanh YC này vì mục đích chỉ là kích thích trí tò mò của HS.

2. Giới thiệu truyện:

- GV: Câu chuyện “Chồn con đi học” kể về một chú chồn con lúc đầu rất lười học, chỉ thích rong chơi, nhưng về sau đã thay đổi. Vì sao chú lại thay đổi như vậy? Các em hãy lắng nghe câu chuyện.

Hoạt động 2: Khám phá và luyện tập

1. Nghe kể chuyện:

- GV kể từng đoạn với giọng diễn cảm:

- Đoạn 1, 2, 3 kể với giọng khoan thai.

- Đoạn 4: Giọng kế thể hiện sự lo lắng, căng thẳng.

- Đoạn 5: Trở lại giọng khoan thai. Lời bác sư tử ân cần.

- Đoạn 6: Giọng kể vui.

- GV kể 3 lần:

- Lần 1: Kể không chỉ tranh toàn bộ câu chuyện.

- Lần 2: Vừa chỉ từng tranh vừa kể thật chậm.

- Kể lần 3 (như lần 2) để HS một lần nữa khắc sâu nội dung câu chuyện.

5’

2’

5’

 

 

- HS: Hai con dê

- HS: Hai con dê cùng muốn qua một chiếc cầu hẹp, bắc ngang một dòng suối nhỏ.

- HS: Hai con dê đều tranh sang trước, không con nào chịu nhường con nào.

- HS: Đến giữa cầu, hai con dê cãi nhau rồi húc nhau.

- HS: Cả hai cùng lăn tõm xuống suối.

- HS: Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết nhường nhịn nhau.

- HS quan sát và nhắc lại tựa bài.

- HS: Nhím, Sư tử.

- HS tự đoán.

- 1-2 HS nói điều mình đoán: Chồn ham chơi, không đi học. Sau đó đã đến trường.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

 

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 1 các môn học