Giáo án Sinh học 9 Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người

- Giúp hs nhận biết được bệnh nhân đao & bệnh nhân Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái.

- Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay.

- Nêu được nguyên nhân của các tật, bệnh di truyền và đề xuất được 1 số biện pháp hạn chế phát sinh chúng.

- Phát triển cho hs kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, hoạt động nhóm.

- Giáo dục cho hs ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ sức khoẻ.

+ GV: Tranh hình 29.1& 29.2 SGK , Tranh các tật di truyền.

+ HS: Phiếu học tập: Tìm hiểu bệnh di truyền.

9A     9B

9C     9D

? ? Phương pháp ng/cứu phả hệ là gì. cho VD về ứng dụng của p2 trên

? Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng? Vai trò của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trông nghiên cứu di truyền?

* Đặt vấn đề: Các đột biến gen, đột biến NST xảy ra ở người do ảnh hưởng cảu tác nhân vật lí và hoá học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường và do rối loạn trong quá trình TĐC trong TB đã gây ra các bệnh và tật di truyền.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1 ( 10’)

- GV y/c hs đọc thông tin sgk, qs hình 29.1 & 29.2 → hoàn thành phiếu học tập.

- GV gọi đại diện nhóm trình bày → nhóm khác bổ sung.

- GV chốt lại kiến thức chuẩn.

* GV yêu cầu 1 HS viết sơ đồ thể hiện cơ chế xuất hiện bệnh Đao

I. Một vài bệnh di truyền ở người.

Giáo án Sinh học 9 Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người | Giáo án Sinh học 9 mới, chuẩn nhất

Hoạt động 2:

GV y/c hs qs hình 29.3 SGK

( T84)

? Trình bày các đặc điểm của một số dị tật ở người.

- GV y/c 1 hs trình bày.

- GV chốt lại kiến thức.

II. Một số tật di truyền ở người.

- Đột biến NST & đột biến gen gây ra các dị tật bẩm sinh ở người:

 + Tật khe hở môi - hàm.

 + Tật bàn tay, bàn chân mất 1 số ngón.

 + Tật bàn chân tay nhiều ngón.

Hoạt động 3:

- GV y/c hs ng/ cứu thông tin sgk → thảo luận và trả lời:

? Các bệnh và tật di truyền phát sinh do những nguyên nhân nào.(hs: tự nhiên và con người)

? Đề xuất các biện pháp han chế sự phát sinh các bệnh, tật di truyền.

( GV giới thiệu: Năm 1990 phát hiện 5000 bệnh DT trong đó có gần 200 bệnh liên quan đến giới tính)

- GV y/c đại diện các nhóm trình bày.

- GV chốt kiến thức cơ bản.

- GV liên hệ thực tế: Mĩ thả chất diệt cỏ, rụng lá xuống VN → Con người nhiễm độc → Sinh con → Mắc các bệnh tật di truyền.

VD: Môi hở khe hàm, lác mắt, khèo chân, thừa ngón chân ngón tay.....

III. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền

- Nguyên nhân:

 + Do các tác nhân vật lí, hoá học trong tự nhiên.

 + Do ô nhiễm môi trường.

 + Do rối loạn trao đổi chất nội bào.

- Biện pháp hạn chế:

 + Hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

 + Sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật.

 + Đấu tranh chống sản xuất, sử dụng vủ khí hoá học, vủ khí hạt nhân.

 + Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây bệnh di truyền

- Gọi hs đọc kết luận sgk

- ? Có thể nhận biết bệnh Đao qua các đặc điểm hình thái nào.

? Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và 1 số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó.

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK

- Đọc mục: “ Em có biết”

- Đọc trước bài: Di truyền học với con người.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 9 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học