Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 12: Đột biến nhiễm sắc thể

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

1.1. Năng lực sinh học

– Năng lực nhận thức sinh học:

+ Phát biểu được khái niệm đột biến NST.

+ Trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST.

+ Phân biệt được các dạng đột biến cấu trúc NST.

+ Trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến số lượng NST.

+ Phân biệt được các dạng đột biến số lượng NST. Lấy được ví dụ minh hoạ.

+ Phân tích được tác hại của một số dạng đột biến NST đối với sinh vật.

+ Trình bày được vai trò của đột biến NST trong tiến hoá, trong chọn giống và trong nghiên cứu di truyền.

+ Phân tích được mối quan hệ giữa di truyền và biến dị.

– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Từ sơ đồ cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc, giao tử lệch bội, thể đa bội, đề xuất được cách sơ đồ hoá cơ chế phát sinh một số bệnh ở người như: hội chứng Down, bệnh ung thư bạch cầu, hội chứng XXY (Klinefelter); XO (hội chứng Turner; lúa mì lục bội (6n) và chuối trồng có quả (3n) hiện nay.

+ Đề xuất biện pháp phòng trị các bệnh và hội chứng bệnh liên quan đến đột biến NST; tạo các giống cây trồng đa bội cho năng suất cao,…

1.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học:

Rèn luyện và phát triển được năng lực tự học: tự giác và chủ động tìm tòi kiến thức của bài học, kiến thức liên quan, đọc thông tin và quan sát phân tích các sơ đồ 12.1 – 12.3, trả lời các câu hỏi trong SGK và hoàn thiện các nội dung được phân công.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Rèn luyện và phát triển được năng lực diễn đạt bằng văn bản (qua việc ghi tóm tắt các ý chính đã đọc được trong SGK), bằng lời nói (qua việc trình bày những gì đã lĩnh hội được hoặc bằng giải thích, thuyết minh sơ đồ/slide trước tổ, nhóm hoặc trước lớp).

+ Rèn được các kĩ năng giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm, giao tiếp với GV; biết phân công công việc giữa các thành viên một cách hợp lí khi hợp tác thông qua thảo luận tổ, nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ Đưa ra được mô hình minh hoạ hoặc sơ đồ tư duy để thuyết trình cho nội dung mình được phân công chuẩn bị.

+ Đề xuất được phương pháp tạo giống cây trồng ăn quả không hạt bằng cách sử dụng loại tác nhân gây đột biến phù hợp.

2. Phẩm chất

– Yêu nước: biết bảo vệ môi trường sống tại nơi ở, trường học và thiên nhiên hoang dã để hạn chế các tác nhân gây đột biến NST nhằm hạn chế các bệnh, tật hiểm nghèo có nguyên nhân từ đột biến NST.

– Nhân ái: có tấm lòng trắc ẩn, thương người, biết quan tâm giúp đỡ chia sẻ với những người không may bị mắc bệnh hiểm nghèo do đột biến NST gây nên.

– Chăm chỉ: rèn luyện đức tính kiên trì, tự học tập, tự tìm tòi, khám phá, sáng tạo, kiên trì vượt qua khó khăn.

– Trung thực: rèn ý thức tổ chức kỉ luật bản thân và kỉ luật nhóm, tuân thủ theo sự hướng dẫn của các thầy cô.

– Trách nhiệm:

+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, nhóm.

+ Biết lắng nghe, chia sẻ và học tập lẫn nhau.

+ Có ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân, phòng tránh các bệnh do đột biến NST gây nên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK Sinh học 12, máy chiếu, máy tính.

– Video minh hoạ cho các Hình 12.1 – 12.3 SGK/hình ảnh về các hội chứng bệnh ở người liên quan đến đột biến NST/hình ảnh về các giống cây trồng, vật nuôi đa bội/ hình ảnh về các dạng đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST.

– Giấy A0; bút lông nhiều màu; phấn màu.

2. Học sinh

– SGK Sinh học 12.

– Các tư liệu về vai trò của đột biến NST trong tiến hoá, chọn giống và nghiên cứu di truyền; một số ví dụ về đột biến cấu trúc NST gây bệnh ở người sưu tầm thêm được ngoài SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động mở đầu

a) Mục tiêu

Xác định được các vấn đề cần giải quyết và nhu cầu muốn tìm hiểu về đột biến NST.

b) Nội dung và tổ chức thực hiện

– GV chia lớp thành 6 – 8 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát các hình ảnh về một số bệnh và hội chứng bệnh liên quan đến đột biến NST ở người hoặc HS đọc câu lệnh mở đầu trong SGK, trả lời câu hỏi trong phiếu học tập cá nhân.

– Mỗi nhóm HS nhận 1 giấy A0, bút lông và chuẩn bị thảo luận các vấn đề đã biết và muốn biết về các bệnh đó. Sau đó, cá nhân HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi vào phiếu học tập cá nhân. Tiếp theo, HS thảo luận nhóm trên lớp, thống nhất để thư kí điền vào 02 cột K – W trong bảng KWL của nhóm. HS báo cáo bảng KWL và chia sẻ bảng cho các nhóm bạn.

Bảng: KWL: Một số bệnh và hội chứng bệnh liên quan đến đột biến NST

Tên bệnh

Những điều đã biết (K)

Những điều muốn biết (W)

Những điều đã học (L)

…………

……………………….

……………………….

……………………….

…………

……………………….

……………………….

……………………….

– GV theo dõi và hỗ trợ các nhóm, đánh giá mức độ tích cực hoạt động của HS.

– GV kết luận và xác định rõ các nhiệm vụ cần tìm hiểu và khám phá về đột biến NST trong các hoạt động tiếp theo.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

2.1. Tìm hiểu mục I. Khái niệm

a) Mục tiêu

– Phát biểu được khái niệm đột biến NST.

– Vẽ được sơ đồ phân loại các dạng đột biến NST.

b) Nội dung và tổ chức thực hiện

– GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, phân tích những biến đổi trong cấu trúc và số lượng NST, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi sau: Thế nào là đột biến NST? Có mấy dạng đột biến NST? Vẽ sơ đồ phân loại các dạng đột biến NST.

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 12: Đột biến nhiễm sắc thể (ảnh 1)

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 12: Đột biến nhiễm sắc thể (ảnh 2)

– Mỗi cá nhân HS quan sát tranh minh hoạ về đột biến NST, đọc sách, tự trả lời câu hỏi và ghi câu trả lời vào vở của mình. Sau đó, HS chia sẻ ý kiến cá nhân của mình và nội dung đã chuẩn bị với các bạn và thảo luận trong nhóm để xác định câu trả lời đúng nhất; thư kí ghi vào bảng trả lời của nhóm mình.

– Đại diện nhóm sẽ báo cáo sản phẩm cho các bạn nhóm khác nghe, các bạn nhóm khác sẽ đặt câu hỏi. Các nhóm tự đánh giá và đánh giá chéo sản phẩm của nhóm khác. Nhóm tổng hợp ý kiến đóng góp và chỉnh sửa sản phẩm của nhóm mình (nếu cần).

– GV quan sát cá nhân và mỗi nhóm làm việc để uốn nắn, lắng nghe, giúp đỡ kịp thời những vướng mắc của HS. GV đặc biệt quan tâm từng cá nhân HS trong hoạt động làm việc cá nhân và nhóm để đảm bảo không HS nào bị bỏ rơi, nhất là những HS có lực học chưa tốt.

– GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ làm việc của cá nhân HS và của các nhóm; khả năng trình bày diễn đạt, trả lời câu hỏi của HS.

– GV chốt kiến thức cơ bản để HS lưu vào vở ghi.

c) Sản phẩm

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 12: Đột biến nhiễm sắc thể (ảnh 3)

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh học 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học