Giáo án Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 4

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 11 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ củng cố lại kiến thức về sinh sản ở sinh vật.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập các nội dung về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật; biết tự điều chỉnh cách học tập môn sinh học cho phù hợp.

- Giao tiếp và hợp tác: Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được ý tưởng mới trong việc hệ thống hóa kiến thức về sinh sản ở sinh vật.

* Năng lực hóa học:

- Nhận thức sinh học:

+ Tìm được từ khóa và sử dụng được thuật ngữ khoa học để kết nối thông tin theo logic có ý nghĩa trong việc xây dựng sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về sinh sản ở sinh vật.

+ Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài tập ôn tập chương 4.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng những hiểu biết về  sinh sản ở sinh vật để giải thích được những hiện tượng thường gặp trong đời sống.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn khi học tập về  sinh sản ở sinh vật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT.

- Sơ đồ tư duy

- Bộ câu hỏi có nội dung về sinh sản ở sinh vật.

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT.

- Poster tổng hợp kiến thức theo nhóm

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức trò chơi “Công não”: Cô có 3 câu hỏi, các em hãy suy nghĩ và trả lời thật nhanh: Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS chọn tấm bìa, nhận câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra các đáp án.

- Các bạn khác nhận xét bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

Đáp án: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Qua trò chơi khởi động, chúng ta đã củng cố được một phần kiến thức của chương 4, để củng cố và luyện tập chương chúng ta cùng nghiên cứu bài học này - Ôn tập chương4

B. HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS hệ thống hoá được kiến thức về sinh sản ở sinh vật.

b. Nội dung: HS trình bày poster đã chuẩn bị trước

c. Sản phẩm học tập:

- Poster hệ thống kiến thức chương

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thuyết trình về nội dung đã được phân công thiết kế poster về chủ đề sinh sản ở động

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm kiểm tra lại kiến thức đã chuẩn bị ở nhà, chỉnh sửa, bổ sung nội dung (nếu cần)

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS báo cáo nhiệm vụ học tập được phân công.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết kiến thức chương 4

GV giới thiệu HS sơ đồ tư duy SGK trang 179

1. Hệ thống hoá kiến thức

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Chọn phương án trả lời đúng

Câu 1: Dấu hiệu nào sau đây không phải đặc trưng của sinh sản ở sinh vật?

A, Vật chất di truyền được truyền đạt qua các thế hệ

B, Xen kẽ thế hệ

C, Hình thành cơ thể mới

D, Điều hòa sinh sản

Câu 2: Sinh sản của Rêu thuộc hình thức nào?

A, Sinh sản vô tính

B, Sinh sản hữu tính

C, Sinh sản sinh dưỡng

D, Vừa sinh sản vô tính vừa sinh sản hữu tính

Câu 3: Những loài nào sau đây có hình thức sinh sản trinh sinh?

A, Rệp, tò vò, kiến, cá mập đầu búa

B, Ong, kiến, tò vò, cá sấu

C, Ong, kiến, rồng Komodo, cá mập đầu búa

D, Ong, bướm, rồng Komodo, cá mập đầu búa

Câu 4: Khi nói về đặc điểm sinh sản vô tính ở động vật, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Chỉ cần một cá thể gốc

B. Cá thể mới luôn được hình thành từ trứng không được của cá thể gốc

C. Không có sự thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái

D. Dựa trên quá trình nguyên phân

Câu 5: Vì sao sử dụng thuốc tránh thai chỉ có tác dụng tránh thai còn kinh nguyệt vẫn diễn ra bình thường?

A. Vì thuốc tránh thai chỉ có tác dụng ngăn cản sụ thụ tinh mà không có tác dụng ngăn cản sự dày lên của niêm mạc tử cung

B. Vì thuốc tránh thai chỉ có tác dụng tiêu diệt tinh trùng khi tinh trùng vào tử cung chứ không thể duy trì sự phát triển của niêm mạc tử cung

C. Vì thuốc tránh thai chứa hormone estrogen gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên giảm tiết GnRH, LH, FSh có tác dụng ngăn không cho trứng chín và rụng, còn niêm mạc tử cung vẫn dày lên bình thường rồi cuối chu kì bị bong ra

D. Vì trong vỉ thuốc tránh thai không phải tất cả các viên thuốc đều chứa hoocmon progesteron

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh học 11 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học