Giáo án Sinh học 11 Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật
Với mục đích giúp các Thầy / Cô dễ dàng biên soạn Giáo án Sinh học 11 Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Sinh học 11 mới nhất bám sát mẫu Giáo án môn Sinh học chuẩn theo định hướng phát triển năng lực của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Sinh học 11 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.
Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CD
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức.
- Nêu được khái niệm về sinh trưởng của cơ thể thực vật.
- Chỉ rõ được các mô phân sinh nào có ở thực vật 2 lá mầm và thực vật một lá mầm.
- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
- Giải thích được sự hình thành vòng năm ở thực vật.
2, Kỹ năng.
- Rèn luyện được tư duy hệ thống, so sánh và phân tích.
- Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm và trình bày trước đám đông.
3, Thái độ.
Giải thích được các hiện tượng sinh trưởng khác nhau của 2 nhóm thực vật 2 lá mầm với 1 lá mầm.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Mục II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
5. Định hướng các năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề. Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt: Vận dụng kiến thức về sinh trưởng để giải thích một số hiện tương thực tế, vận dụng vào thực tiễn trồng trọt.
Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ 34.1, 34.2, 34.3, 34.4 SGK và phiếu học tập.
PHT số 1: Các loại MPS.
PHT số 2: Phân biệt ST sơ cấp và ST thứ cấp.
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi.
1. Ổn định lớp học (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (3p)
Kiểm tra nội dung bài thu hoạch
3. Bài mới (40p)
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt được |
---|---|---|
A. Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. |
||
B. Hình thành kiến thức (33p) |
||
Hoạt động 1: Tìm hiểu Khái niệm sinh trưởng? |
||
+ B1: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và phân tích ví dụ để trả lời câu hỏi: Ví dụ: Cây mới trồng cao 20 Cm, tán rộng 40 Cm, sau 3 năm cây cao 10 m, tán rộng 4 m: Gọi là sự sinh trưởng của cây. Vậy sinh trưởng của thực vật là gì? |
+ B2: Học sinh nghiên cứu sgk, trả lời. |
I. Khái niệm. Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước ( chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào. ** Hình thành các năng lực - Năng lực đọc hiểu. - Năng lực quan sát tranh - Năng lực phân tích so sánh. - Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng thực tế.Năng lực khái quát hóa. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật |
||
+ B1: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1, số 2( Nhóm 1,2 thực hiện PHT số 1; Nhóm 3,4 thực hiện PHT số 2) + B4: GV nhận xét, bổ sung và kết luận. - Giải thích sự hình thành vòng năm của thực vật thân gỗ? |
+ B2: -HS Thảo luận nhóm trong thời gian 5 phút để hoàn thiện phiếu học tập. GV điều khiển các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng theo đáp án. + B3: Các nhóm treo nội dung, các nhóm khác nhận xét |
II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật 1. Các mô phân sinh - Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân. - Mô phân sinh bao gồm: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng. 2. Sinh trưởng sơ cấp: - xảy ra ở thực vật 1 và 2 lá mầm. - Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. 3. Sinh trưởng thứ cấp: - xảy ra chủ yếu ở thực vật 2 lá mầm. Ở thực vật 1 lá mầm cũng có kiểu sinh trưởng thứ cấp đặc biệt. - Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ. Sinh trưởng sơ cấp ở phần thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng. |
||
+ B1: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và phân tích ví dụ để trả lời câu hỏi: - Nêu ảnh hưởng của nhân tố bên trong đến sự sinh trưởng của thực vật? - Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của thực vật? - Phân tích ảnh hưởng của ánh sáng, hàm lượng nước, khí ôxi và nguyên tố khoáng đến sự sinh trưởng của thực vật? + B3: GV: Phân tích thêm các ví dụ. |
+ B2: HS: Đọc SGK trả lời các câu hỏi. |
3.Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng. a. Các nhân tố bên trong. - Tốc độ sinh trưởng của thực vật phụ thuộc vào đặc điểm di truyền, hoocmon, tuổi cây. VD: Tre thời kì sau măng sinh trưởng trên 1mét trên 1 ngày, đến thời kì già sinh trưởng rất chậm. b. Các nhân tố bên ngoài. - Nhiệt độ: ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của thực vật. Ví dụ: Ngô sinh trưởng chậm ở nhiệt độ 10 – 37 0C, sinh trưởng nhạnh ở nhiệt độ 37 – 440C. - Hàm lượng nước: ảnh hưởng đến sinh trưởng của tế bào và ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật. - Ánh sáng: + ảnh hưởng đến quang hợp. + ảnh hưởng đến biến đổi hình thái. Ví dụ: Trong bóng tối cây mọc vống lên. - Khí ôxi: Rất cần cho sinh trưởng của thực vật. - Dinh dưỡng khoáng. |
C. Luyện tập – Vận dụng (3p)
- GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về khái niệm, phân loại mô phân sinh và phân biệt sinh trưởng sơ cấp với sinh trưởng thứ cấp. Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi củng cố.
- Giải thích hiện tượng cây trong tối mọc vống lên?
- Tại sao gỗ của cây nhiều năm lại có hoa văn?
- Tại sao thực vật 2 lá mầm thường to lớn hơn thực vật 1 lá mầm?
- Bài tập trắc nghiệm Chọn phương án trả lời đúng
Câu 1: Sau khi cây mọc mầm bắt đầu quang hợp, các lá mầm sẽ trở thành:
A. Mô của rễ
B. Mô libe
C. Tán lá
D. Phân hóa và rụng
Câu 2: Một chu kì sinh trưởng và phát triển của cây được bắt đầu từ:
A. khi ra hoa đến lúc cây chết
B. khi hạt nảy mầm đến khi tạo hạt mới.
C. khi nảy mầm đến khi cây ra hoa
D. khi cây ra hoa đến khi hạt nảy mầm.
Câu 3: Lá và thân cây một lá mầm có đặc điểm nào?
A. gân lá song song, bó mạch của thân xếp 2 bên tầng sinh mạch.
B. gân lá song song, bó mạch của thân xếp lộn xộn.
C. gân lá phân nhánh, bó mạch của thân xếp 2 bên tầng sinh mạch.
D. gân lá phân nhánh, bó mạch của thân xếp lộn xộn.
Câu 4: Cho các chất gồm auxin, axit abxixic, xitôkinin, phênol, gibêrelin. Các chất có vai trò kích thích sinh trưởng là:
A. axit abxixic, phênol
B. auxin, gibêrelin, xitôkinin
C. axit abxixic, phênol, xitôkinin
D. tất cả các hợp chất trên.
D. Mở rộng (4p)
4. Hướng dẫn về nhà (1p)
GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK. Chuẩn bị trước cho bài 35 – Hooc môn thực vật.
Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 11 mới, chuẩn theo định hướng phát triển năng lực hay khác:
- Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp
- Giáo án Bài 31: Tập tính của động vật
- Giáo án Bài 32: Tập tính của động vật (tiếp theo)
- Giáo án Bài 33: Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật
- Giáo án Bài 35: Hoocmôn thực vật
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)