Giáo án Sinh học 11 Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

Với mục đích giúp các Thầy / Cô dễ dàng biên soạn Giáo án Sinh học 11 Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Sinh học 11 mới nhất bám sát mẫu Giáo án môn Sinh học chuẩn theo định hướng phát triển năng lực của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Sinh học 11 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CD

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

1. Kiến thức.

- Vẽ được đồ thị điện thế hoạt động và phân biệt được các giai đoạn của điện thế hoạt động.

- Trình bày được cơ chế hoạt động của điện thế hoạt động.

- Trình bày được cách lan truyền của điện thế hoạt động trên sợi trục thần kinh không có bao miêlin và có bao miêlin.

2, Kỹ năng.

- Rèn luyện được tư duy hệ thống, so sánh và phân tích sơ đồ để nắm khiến thức.

- Hình thành đ­ược kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm và trình bày trước đám đông.

3, Thái độ.

- Giải thích được các hiện tư­ợng vận động của sinh vật liên quan đến điện thế hoạt động và tốc độ lan truyền thần kinh trên sợi trục thần kinh..

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh

5. Định hướng các năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề. Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

- Năng lực chuyên biệt: Vận dụng được hiểu biết về sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh để giải thích được sự thích nghi của động vật với nhiều tình huống phức tạp trong cuộc sống.

Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ 29.1., 29.2, 29.3, 29.4 và phiếu học tập.

Phiếu học tập.

Hãy đọc SGK để trả lời phiếu học tập sau:

Giáo án Sinh học 11 Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh | Giáo án Sinh học 11 mới, chuẩn nhất

Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi.

1. Ổn định lớp học (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (3p)

Câu 1. Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ được hình thành như thế nào?

Câu 2: Trong điện thế nghỉ mặt trong của màng tế bào tích điện:

a, Dương.           

b, Âm.              

c, Trung tính.         

d, Hoạt động.

3. Bài mới (40p)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B. Hình thành kiến thức (33p)

Hoạt động 1: Tìm hiểu: Điện thế hoạt động.

TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi

+ Nhắc lại thế nào là điện thế nghỉ?

+ Từ câu trả lời trên em hãy cho biết thế nào điện thế hoạt động (điện động).

TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận

TT4: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, hình 29.2 trả lời câu hỏi

+ Ở giai đoạn mất phân cực và giai đoạn đảo cực, loại ion nào đi qua màng tê bào và sự di chuyển của ion đó có tác dụng gì?

+ Ở giai đoạn tái phân cực loại ion nào đi qua màng tê bào và sự di chuyển của ion đó có tác dụng gì?

TT6: GV nhận xét, bổ sung → kết luận

TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận  trả lời câu hỏi.

TT5: HS nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận  trả lời câu hỏi.

I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG

1. Khái niệm

Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực

2. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động

Khi bị kích thích với cường độ đủ mạnh (đạt tới ngưỡng) thì tính thấm của màng nơron ở nơi bị kích thích thay đổi, kênh Na+ mở rộng, nên Na+ khuếch tán qua màng vào bên trong tế bào gây nên sự mất phân cực (khử cực) rồi đảo cực. Tiếp sau đó kênh Na+ bị đóng lại và kênh K+ mở, K+ tràn qua màng ra ngoài tế bào, gây nên sự tái phân cực

** Hình thành các năng lực đọc hiểu.

- Năng lực quan sát tranh.

- Năng lực phân tích so sánh.

- Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng  thực tế.Năng lực khái quát hóa.

- NL tư duy rút ra kiến thức.

- NL sử dụng ngôn ngữ.

- năng lực hợp tác.

- NL suy luận lôgic.

- NL sử dụng ngôn ngữ, trình bày.

Hoạt động 2: Tìm hiểu lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh

TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, hình 29.3 trả lời câu hỏi

+ Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin diễn ra như thế nào?

TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận

TT4: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, hình 29.4 trả lời câu hỏi

+ Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao mieelin diễn ra như thế nào?

+ Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao mielin theo lối “nhảy cóc”?

TT6: GV nhận xét, bổ sung → kết luận

TT2: HS nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận  trả lời câu hỏi.

TT5: HS nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận  trả lời câu hỏi.

II. LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRÊN SỢI THẦN KINH

1. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin

- Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên.

- Xung thần kinh lan truyền là do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp hết vùng này sang vùng khác trên sợi thần kinh.

2. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin

Trên sợi thần kinh có bao miêlin, sự lan truyền xung thần kinh được thực hiện theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Sự lan truyền theo kiểu này ở sợi thần kinh có bao miêlin nhanh hơn rất nhiều so với sự lan truyền trên sợi thần kinh không có bao miêlin, lại tiết kiệm được năng lượng hoạt động của bơm.

** Hình thành các năng lực đọc hiểu.

- Năng lực quan sát tranh

- Năng lực phân tích so sánh.

- Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng  thực tế.Năng lực khái quát hóa.

- NL tư duy rút ra kiến thức

- NL sử dụng ngôn ngữ

- NL hợp tác

- NL suy luận lôgic.

C. Luyện tập – Vận dụng (3p)

- GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về khái niệm ĐT hoạt động, sự lan truyền thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin và có bao miêlin và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi củng cố.

Câu 1: Nguyên nhân, các giai đoạn hình thành điện thế hoạt động?

Câu 2: So sánh sự lan truyền thần kinh trên sợi thần kinh không có và có bao miêlin?

D. Mở rộng (4p)

4. Hướng dẫn về nhà (1p)

GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK. Chuẩn bị trước cho bài 30

Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 11 mới, chuẩn theo định hướng phát triển năng lực hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học