Giáo án Sinh học 11 Cánh diều Bài 21: Sinh sản ở sinh vật

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 11 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I . MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được giai đoạn sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật.

- Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ứng dụng trong thực tiễn.

- Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hóa: Nêu được cấu tạo chung của hoa. Trình bày được quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt, quả.

- So sánh được sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính ở thực vật.

- Thực hành được nhân giống cây trồng bằng sinh sản sinh dưỡng, thụ phấn cho cây.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự học – tự chủ: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập các nội dung về sinh sản ở thực vật; biết tự điều chỉnh cách học tập môn Sinh học cho phù hợp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

* Năng lực riêng

- Năng lực nhận thức sinh học: Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được giai đoạn sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật; Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ứng dụng trong thực tiễn; Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa: Nêu được cấu tạo chung của hoa; Trình bày được quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt, quả.

- Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Thực hành được nhân giống cây bằng sinh sản sinh dưỡng, thụ phấn cho cây.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: So sánh được sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính ở thực vật.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn khi học tập về sinh sản ở thực vật.

- Trung thực và trách nhiệm: Thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu.

- Các hình 21.1 – 21.5 SGK.

- Video hướng dẫn thụ phấn cho cây ngô: https://youtu.be/dcOmqI2aSGY

- Video các phương pháp nhân giống vô tính: https://youtu.be/16fUugT-h14

+ Chiết cành (0:00 - 3:15)

+ Ghép (3:16 - 8:20)

+ Giâm cành (8:21 - 10:26)

- Phiếu học tập số 1: Sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng.

- Phiếu học tập số 2: Luyện tập sinh sản ở thực vật và ứng dụng.

- Chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ, hóa chất theo thí nghiệm trong SGK.

2. Đối với học sinh

- SHS sinh học 11 Cánh diều.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, liên hệ kiến thức đã học với kiến thức mới.

b) Nội dung: GV đặt vấn đề, HS vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Đáp án câu hỏi mở đầu.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt, yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khởi động tr.136 SGK: Quan sát các loài cây trong môi trường xung quanh và cho biết cây sinh sản như thế nào? Thực vật có những hình thức sinh sản nào? Các hình thức sinh sản này được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS dựa vào thực tiễn và trả lời các câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

- HS giơ tay trả lời câu hỏi:

+ Trong môi trường xung quanh, các loài cây có thể sinh sản bằng các cách như: Từ một bộ phận của cây mẹ (rễ, thân, lá) mọc thành cây con; hoặc cây ra hoa kết quả và hình thành hạt, hạt mọc thành cây con.

+ Thực vật có hai hình thức sinh sản là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

+ Ứng dụng sinh sản vô tính để nhân giống vô tính cây trồng: giâm cành, chiết cành, ghép và nuôi cấy mô. Ứng dụng sinh sản hữu tính trong chọn lọc, tạo giống cây trồng nhằm chọn lọc được các tính trạng quý.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

- GV ghi lên bảng các ý kiến của HS, khéo léo gợi ý về các hình thức sinh sản ở thực vật.

⮚ GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Để kiểm tra câu trả lời nào là đúng nhất, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu – Bài 21. Sinh sản ở thực vật.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng

a) Mục tiêu:

- Trình bày được các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được giai đoạn sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật.

- Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ứng dụng trong thực tiễn.

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, tìm hiểu thông tin mục I, quan sát Hình 21.1, 21.2 SGK trang 136 – 138 và thực hiện nhiệm vụ được giao.

c) Sản phẩm: Sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 HS.

- GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, yêu cầu HS hoạt động nhóm quan sát Hình 21.1 - 21.2 trang 136 - 138 SGK và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin mục I, quan sát Hình 21.1 - 21.2 và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, hướng dẫn.

I. Sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng

1. Các hình thức sinh sản ở thực vật

- Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính, trong đó, cá thể con được hình thành từ bộ phận hoặc cơ quan sinh dưỡng của cá thể mẹ.

+ Thân bò: cây dâu tây, rau má…

Giáo án Sinh học 11 Cánh diều Bài 21: Sinh sản ở sinh vật

+ Thân rễ: cây gừng, cây tre…

Giáo án Sinh học 11 Cánh diều Bài 21: Sinh sản ở sinh vật

+ Thân củ: cây khoai tây…

Giáo án Sinh học 11 Cánh diều Bài 21: Sinh sản ở sinh vật

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh học 11 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 11 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học