Giáo án bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ - Văn 9 Chân trời sáng tạo
Với giáo án bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, HS có thể:
1. Năng lực
1.1. Năng lực chung
- Viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ.
1.2. Năng lực đặc thù
- Năng lực giao tiếp: Lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận ra được ngữ cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
2. Phẩm chất
- Tự chủ, tự học.
II. KIẾN THỨC
– Đặc điểm của một đoạn văn.
– Cách viết một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Máy chiếu, micro, bảng, phấn.
– SGK, SGV.
– Sơ đồ dàn ý đoạn văn.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu:
– Kích hoạt được tri thức nền về đoạn văn.
– Xác định được nhiệm vụ viết.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nhiệm vụ học tập cần thực hiện.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: HS đọc tên bài học trong SGKvà trả lời câu hỏi sau: Ở bài học này, chúng ta sẽ thực hiện nhiệm vụ viết nào? Nhiệm vụ đó có gì khác với nhiệm vụ viết đoạn văn đã học ở lớp 6, lớp 7 và có điểm gì giống và khác với lớp 8?
* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS đọc SGK và tìm câu trả lời.
* Báo cáo, thảo luận: HS trả lời về nhiệm vụ học tập sẽ thực hiện.
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS, xác nhận lại nhiệm vụ học tập:
– Giống: lớp 6, 7, 8: viết một đoạn văn.
– Khác: lớp 6: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát, lớp 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, lớp 8: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do, lớp 9: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Hoạt động phân tích ngữ liệu mẫu
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu của việc viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ thông qua việc đọc và phân tích VB mẫu trong SGK.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm của đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ được thể hiện qua VB mẫu.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
(1) HS đọc box tri thức trong SGK, đánh dấu các từ khoá.
(2) HS đọc, quan sát đoạn văn về bài thơ Tựu trường, đối chiếu những phần được đánh số và box thông tin tương ứng.
(3) Nhóm 2 HS thảo luận về 4 câu hỏi hướng dẫn phân tích VB trong SGK.
* Thực hiện nhiệm vụ: Nhóm 2 HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo, thảo luận: 1–2 nhóm HS trả lời. Các nhóm HS khác góp ý, bổ sung.
* Kết luận, nhận định: GV tóm lược và nhận xét về ý kiến của HS, sau đó, chốt lại các kiến thức theo định hướng sau:
(1) GV giải thích về yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ, trong đó, nhấn mạnh yêu cầu trình bày cảm xúc kết hợp với suy nghĩ của người viết về bài thơ.
(2) GV trình bày ngữ liệu mẫu lên bảng hoặc màn hình, phân tích đặc điểm của đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài tám chữ được thể hiện trong ngữ liệu.
(3) GV góp ý cho câu trả lời của HS, hướng dẫn HS kết luận vấn đề theo định hướng tham khảo sau:
Câu 1: Nội dung câu chủ đề: giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ. Câu kết đoạn: ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.
Câu 2: Người viết dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm nghĩ. Cảm xúc và suy nghĩ được thể hiện kết hợp trong đoạn văn: cảm xúc bồi hồi, xao xuyến xen lẫn những suy ngẫm của tác giả đoạn văn về cách nhà thơ thể hiện hình ảnh nhân vật trữ tình.
Câu 3: Đoạn văn đã phân tích hai nét nghệ thuật độc đáo của bài thơ là nghệ thuật khắc hoạ những sắc thái cảm xúc của nhân vật trữ tình, nghệ thuật sáng tạo những hình ảnh độc đáo, cụ thể hoá cái vô hình thành hữu hình.
Câu 4: Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn là phép lặp: từ "qua", từ "nhà thơ"; phép thế: "chàng trai tuổi mười lăm", "nhân vật trữ tình", "nhà thơ"; phép liên tưởng: "thời áo trắng" – "ngôi trường", "chàng trai tuổi mười lăm" – ngôi trường mới", "sách" – "tuổi hoa niên".
2. Hoạt động tìm hiểu quy trình viết
a. Mục tiêu: Nhận biết được những thao tác cần làm, những lưu ý khi thực hiện các bước trong quy trình viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ.
b. Sản phẩm: Bảng tóm tắt của HS.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: HS đọc lướt các bước của quy trình viết trong SGK, sau đó nhóm hai HS điền thông tin vào bảng sau:
Quy trình viết một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
QUY TRÌNH VIẾT |
THAO TÁC CẦN LÀM |
TÁC DỤNG |
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết |
Xác định thể thơ, bài thơ |
............................ |
Xác định yêu cầu đối với đoạn văn |
||
Xác định mục đích viết, người đọc |
||
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý |
Đọc diễn cảm bài thơ |
............................ |
Xác định một số nét độc đáo về nghệ thuật và vai trò của nó trong việc thể hiện nội dung bài thơ |
||
Ghi lại cảm nghĩ bằng một vài cụm từ |
||
Sắp xếp các ý thành sơ đồ dàn ý |
||
Bước 3: Viết đoạn |
Triển khai bài viết dựa trên sơ đồ |
............................ |
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm |
Dùng bảng kiểm để tự xem lại và chỉnh sửa |
............................ |
Đọc lại đoạn văn từ vai trò của người đọc |
||
Tiếp tục điều chỉnh |
* Thực hiện nhiệm vụ: Nhóm 2 HS thảo luận và tóm tắt quy trình.
* Báo cáo, thảo luận: 1 – 2 HS trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ, hướng dẫn HS kết luận theo định hướng sau:
– Tác dụng của các thao tác cần làm trong bước 1: Xác định đúng yêu cầu của đề bài, mục đích và người nghe à định hướng được nội dung, cách viết.
– Tác dụng của các thao tác cần làm trong bước 2: Cảm nhận được nội dung bài thơ; xác định được một số nét độc đáo về nghệ thuật và vai trò của nó trong việc thể hiện nội dung bài thơ --> tìm được ý --> lập được dàn ý, đảm bảo không sót ý.
– Tác dụng của các thao tác cần làm trong bước 3: Biểu đạt nội dung trọn vẹn từ sơ đồ dàn ý, đảm bảo yêu cầu về hình thức và nội dung của đoạn văn, rút được kinh nghiệm để có thể viết đoạn văn khác tốt hơn.
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
Giáo án Ngữ Văn 9 Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống
Giáo án Ngữ Văn 9 Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)