Giáo án bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống - Văn 9 Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS có thể:

1. Năng lực

1.1. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ để thảo luận một vấn đề trong đời sống; lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận ra được ngữ cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.

1.2. Năng lực đặc thù

- Biết thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.

2. Phẩm chất

- Tự chủ, tự học: Chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao.

II. KIẾN THỨC

- Cách thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Máy chiếu, micro, bảng, phấn.

– SGK, SGV.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 

a. Mục tiêu:

– Kích hoạt kiến thức nền về cách thảo luận nhóm.

– Xác định được nhiệm vụ học tập cần thực hiện của bài học.

b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: HS trả lời câu hỏi:

(1) Nêu hai biện pháp em cho là cần thiết để tăng tính hiệu quả của các cuộc thảo luận.

(2) Đọc lướt nội dung bài học trong SGK, xác định nhiệm vụ học tập mà các em cần thực hiện trong bài học này.

* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS tìm câu trả lời, sau đó chia sẻ với bạn.

* Báo cáo, thảo luận: Một số HS trình bày câu trả lời, các HS khác bổ sung.

* Kết luận, nhận định: GV ghi tóm tắt các ý kiến dưới dạng từ/ cụm từ lên bảng, gạch chân những biện pháp then chốt, sau đó, tổng hợp ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu: Vẽ được sơ đồ tóm tắt các bước thảo luận.

b. Sản phẩm: Sơ đồ của nhóm HS.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: HS đọc các chấm tròn trong SGK, vẽ sơ đồ tóm tắt các bước của tiến trình thảo luận về một vấn đề trong đời sống.

* Thực hiện nhiệm vụ: Nhóm hai HS thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo, thảo luận: Các nhóm trình bày sơ đồ, góp ý lẫn nhau.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét sơ đồ của HS và giới thiệu sơ đồ ba bước, gồm các nội dung:

Bước 1: Chuẩn bị: Thành lập nhóm ➔ Xác định đề tài ➔ Thống nhất đề tài, mục tiêu, thời gian thảo luận ➔ Chuẩn bị nội dung thảo luận.

Bước 2: Thảo luận: Thảo luận trong nhóm nhỏ ➔ Thảo luận giữa các nhóm.

Bước 3: Suy ngẫm, rút kinh nghiệm.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

1. Hoạt động thực hiện nhiệm vụ nói và nghe

1.1. Hoạt động chuẩn bị

a. Mục tiêu: Xác định được đề tài thảo luận, phác thảo được nội dung phiếu chuẩn bị thảo luận.

b. Sản phẩm: Phiếu chuẩn bị thảo luận nhóm, phiếu ghi chép nội dung thảo luận.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

(1) Mỗi HS liệt kê hai đề tài mà em quan tâm, sau đó, chia sẻ trong nhóm 6 HS. Tiếp theo, nhóm thống nhất chọn một đề tài mà nhóm thấy thiết thực gần gũi, được nhiều thành viên trong nhóm quan tâm.

(2) Nhóm thống nhất đề tài, mục tiêu, thời gian thảo luận bằng cách điền vào phiếu sau:

PHIẾU CHUẨN BỊ THẢO LUẬN NHÓM (1)

1. Đề tài thảo luận: ..................................................................................................................

2. Mục tiêu thảo luận:

– ...........................................................................................................................................

– ...........................................................................................................................................

3. Thời gian thảo luận: .............................................................................................................

(3) Nhóm điền vào phiếu chuẩn bị nội dung thảo luận:

PHIẾU CHUẨN BỊ THẢO LUẬN NHÓM (2)

Đề tài thảo luận:
…………………...........................................................................................

I. CÁC Ý KIẾN, LÍ LẼ, BẰNG CHỨNG

Ý kiến của tôi

Lí lẽ

Bằng chứng

II. DỰ KIẾN CÁC Ý KIẾN TRÁI CHIỀU VÀ Ý KIẾN PHẢN HỒI

Ý kiến trái chiều

Dự kiến ý kiến phản hồi

Lưu ý: GV có thể cho mỗi HS thực hiện hoạt động (3) ở nhà hoặc thực hiện trên lớp.

* Thực hiện nhiệm vụ: HS lần lượt thực hiện ba nhiệm vụ học tập.

* Báo cáo, thảo luận:

(1), (2) Đại diện các nhóm trình bày đề tài thảo luận, các nhóm khác góp ý về sự phù hợp của đề tài mà các nhóm đã chọn (có tính thực tế, nằm trong sự quan tâm của nhiều người), mục tiêu thảo luận (cụ thể, rõ ràng, có thể đạt được).

(3) Tổ chức thực hiện trong hoạt động 1.2. Hoạt động thảo luận.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét kết quả trình bày của các nhóm dựa trên các định hướng đã nêu ở mục trên, sau đó, chọn một số đề tài có vấn đề mà các nhóm đều quan tâm để các nhóm thảo luận tìm giải pháp giải quyết vấn đề.

1.2. Hoạt động thảo luận

a. Mục tiêu:

– Thảo luận tìm được giải pháp cho vấn đề đã chọn.

– Ghi chép tóm tắt ý kiến của các thành viên.

 b. Sản phẩm:

– Giải pháp cho vấn đề đã chọn.

– Bản tóm tắt ý kiến của các thành viên.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học