Giáo án bài Ôn tập trang 30 - Văn 9 Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Ôn tập trang 30 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để thực hiện các nhiệm vụ ôn tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Bảng, phấn/viết lông, SGK, SGV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động trình bày các câu hỏi ôn tập

a. Mục tiêu: Trình bày phần chuẩn bị các câu hỏi ôn tập đã thực hiện ở nhà.

b. Sản phẩm: Câu trả lời cho các câu hỏi Ôn tập của HS.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: HS xem lại phần chuẩn bị các câu hỏi ôn tập đã thực hiện ở nhà, sau đó trình bày kết quả theo hình thức nhóm đôi.

* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS xem lại, chỉnh sửa, hoàn thiện phần chuẩn bị ở nhà, sau đó chia sẻ với bạn cùng nhóm đôi.

* Báo cáo, thảo luận: HS trình bày kết quả phần chuẩn bị. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá phần chuẩn bị của HS. Sau đó, GV kết luận những kiến thức trọng tâm về kĩ năng đọc, viết, nói và nghe đã được học.

- GV nhận xét, đánh giá về sản phẩm của HS dựa trên định hướng sau:

Câu 1: HS tự trả lời dựa vào SGK.

Câu 2:

 

Quê hương

Bếp lửa

Mùa xuân nho nhỏ

Một số hình ảnh, từ ngữ tiêu biểu

Hình ảnh con thuyền: hăng như con tuấn mã, phăng mái chèo; hình ảnh cánh buồm: giương to như mảnh hồn làng/rướn thân trắng; hình ảnh dân chài: da ngăm rám nắng/cả thân hình nồng thở vị xa xăm,…

Hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa: chờn vờn sương sớm, ấp iu nồng đượm,..; hình ảnh bà: ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng, dạy cháu làm, chăm cháu học, nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm, nhóm yêu thương,...

Hình ảnh mùa xuân của đất trời: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, từng giọt long lanh rơi,); hình ảnh mùa xuân của đất nước: lộc giắt đầy trên lưng, lộc trải dài nương mạ, hối hả, xôn xao, đất nước như vì sao; tâm nguyện của tác giả: làm con chim hót, làm một cành hoa, nhập vào hoà ca, mùa xuân nho nhỏ,…

Biện pháp tu từ chủ yếu

So sánh, nhân hoá

Ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ

Ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, so sánh

Cách gieo vần

Vần chân, vần liền (giang/làng, sông/hồng, trắng/nắng, xăm/nằm), vần cách (vôi/khơi)

Vần chân, vần liền (xa/bà, thế/về, nhọc/học, rụi/lụi, bùi/vui)

Vân chân, vần thông (khói/mỏi, Huế/thế,…)

Vần chân, vần liền (trời/rơi, mạ/hả, lao/sao, bình/mình/tình).

Vân chân, vần thông (biếc/chiện, hoa/ca)

Chủ đề

Hình ảnh quê hương qua bức tranh sinh hoạt làng chài vùng biển trong nỗi nhớ của tác giả

Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà luôn theo suốt cuộc đời của tác giả, đã trở thành những trang kí ức ấm áp thiêng liêng

Ước nguyện được đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc làm nên mùa xuân tươi đẹp của quê hương, đất nước

Cảm hứng chủ đạo

Cảm hứng ca ngợi cuộc sống lao động của người dân làng chài

Cảm hứng ngợi ca hình ảnh bếp lửa ấm áp, thiêng liêng được nhóm lên từ bàn tay và tấm lòng của bà

Cảm hứng ngợi ca sức sống thanh xuân của đất nước, con người, cảm hứng về ước nguyện được dâng hiến, sự đóng góp sức mình để làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp

Câu 3: HS cần viết được một câu có sử dụng biện pháp chơi chữ (có thể gợi ý HS sử dụng hiện tượng đồng âm, gần âm, nói lái,…) và nêu tác dụng của biện pháp này. GV cần lưu ý HS viết những câu có ý nghĩa bất ngờ, thú vị, hài hước, phù hợp với lứa tuổi học trò; tránh viết những câu có ý nghĩa dung tục.

Câu 4: Sự hài hoà về âm thanh trong hai dòng thơ có thể được làm nên bởi nhiều yếu tố: vần thơ, nhịp thơ, sự điệp thanh, sự điệp vần,… Ngoài vần thơ, nhịp thơ (là các yếu tố HS đã quen thuộc), GV cần lưu ý HS tìm những điểm đặc biệt về thanh điệu, về vần trong hai dòng thơ. Chẳng hạn, trong hai dòng thơ đã cho, chúng ta thấy có sự lặp lại các âm tiết có vần “an” (Lan – tan – tràn), vần “ương” (đường – dương – sương), vần “ăng” (trắng – nắng); sự lặp lại các thanh bằng (Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan / Đường bạch dương sương trắng nắng tràn). Tất cả những yếu tố này đã làm nên sự hài hoà về âm thanh, làm nên nhạc tính cho đoạn thơ.

Câu 5, 6, 7: HS trả lời dựa trên cảm nhận và trải nghiệm cá nhân. Riêng đối với câu 7, GV nhận xét về tấm thẻ của HS trên các phương diện:

– Nội dung: Thông tin ngắn gọn hữu ích, thiết thực, có thể vận dụng vào thực tế.

– Hình thức trình bày: Đẹp, màu sắc hài hoà, phân biệt rõ những điều nên làm và nên tránh bằng cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc.

2. Hoạt động thảo luận về câu hỏi lớn của chủ điểm

a. Mục tiêu:

– Củng cố được kiến thức đã học về đọc, tiếng Việt, viết, nói và nghe trong bài học.

– Nêu được một số cách HS có thể làm để thể hiện tình yêu quê hương.

b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho câu hỏi số 8 trong SGK.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: Mỗi HS ghi lên giấy ghi chú hai việc mà mỗi người có thể làm để thể hiện tình yêu quê hương. 

* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS thực hiện.

* Báo cáo, thảo luận: HS dán câu trả lời lên bảng.

* Kết luận, nhận định: GV chọn đọc một số ý kiến hay của HS, chia sẻ với các em những việc mà HS có thể làm để góp phần xây dựng quê hương.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học