Giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 5 Tập 2 - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 5 Tập 2 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và băng chứng tiêu biểu trong văn bản.

- Biết nhận xét, đánh giá tính chất đúng hoặc sai của vấn đề đặt ra trong văn bản.

- Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử văn hóa, xã hội.

- Lựa chọn được câu đơn – câu ghép, các kiểu câu ghép và các phương tiện nối các vế câu ghép.

- Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết, trình bày được giải pháp khả thi và có sức thuyết phục.

- Viết được một quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động, sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ.

- Trình bày được ý kiến về một sự việc có tính thời sự.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng:

- Năng lực nhận biết, phân tích được thể loại văn bản.

3. Phẩm chất

- Có trách nhiệm, quan tâm đến những vấn đề xã hội và có cách ứng xử phù hợp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

Câu hỏi: Vì sao chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề toàn cầu?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu: Bài học gồm hai nội dung: khái quát chủ đề và nêu thể loại các văn bản đọc chính. Với chủ đề Những vấn đề toàn cầu bài học tập trung vào một số vấn đề thiết thực, có ý nghĩa quan trọng: Có trách nhiệm, quan tâm đến những vấn đề xã hội và có cách ứng xử phù hợp.

- HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

 

Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu:

- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và băng chứng tiêu biểu trong văn bản.

- Biết nhận xét, đánh giá tính chất đúng hoặc sai của vấn đề đặt ra trong văn bản.

- Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử văn hóa, xã hội.

- Lựa chọn được câu đơn – câu ghép, các kiểu câu ghép và các phương tiện nối các vế câu ghép.

- Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết, trình bày được giải pháp khả thi và có sức thuyết phục.

- Viết được một quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động, sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ.

- Trình bày được ý kiến về một sự việc có tính thời sự.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK

GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:

Hãy chọn một bài thơ và trả lời các câu hỏi sau để nhận biết từng yếu tố:

+ Trình bày khái niệm ý tượng và thông điệp.

+ Trình bày hiểu biết của em về bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội trong việc đọc hiểu văn bản.

+ Trình bày khái niệm lựa chọn câu đơn – câu ghép, các kiểu câu ghép và các phương tiện nối các vế câu ghép.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

1. Ý tưởng, thông điệp của văn bản

Ý tưởng là những suy nghĩ, dự định, mục tiêu của người viết. Ý tưởng thường nảy sinh qua quá trình người viết trải nghiệm, quan sát, khám phá, trăn trở trước cuộc sống, từ đó thôi thúc ý định viết. Thông điệp là những ý tưởng quan trọng (bài học, tư tưởng, cách ứng xử,...) được gửi gắm trong văn bản.

Thông thường, từ ý tưởng ban đầu, người viết sẽ phát triển thành thông điệp, qua đó tác động đến suy nghĩ, hành động của người đọc. Ví dụ: Trong văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Ngữ văn 8, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo), từ những ý tưởng ban đầu về mối quan hệ giữa người da đỏ với thiên nhiên, Xi-át-tô đã gửi thông điệp về thái độ tôn trọng và cách sống hài hòa với tự nhiên. Hiểu thông điệp ấy, người đọc sẽ nâng cao nhận thức và có hành động phù hợp khi ứng xử với tự nhiên.

2. Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội trong việc đọc hiểu văn bản

Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội là hoàn cảnh, điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội tại thời điểm văn bản ra đời giúp cho việc đọc hiểu văn bản được sâu sắc hơn; là bối cảnh tại thời điểm người đọc đọc văn bản, tác động đến cách hiểu, cách suy nghĩ, cảm xúc của người đọc.

Khi đọc văn bản, việc liên hệ với bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội giúp người đọc hiểu thêm về mục đích viết và nội dung (bao gồm ý tưởng và thông điệp) của văn bản. Ví dụ: Khi đọc Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, hiểu được bối cảnh văn hóa, xã hội (truyền thống sống hòa hợp với tự nhiên của người da đỏ), người đọc sẽ hiểu được quan điểm bảo vệ thiên nhiên và tình cảm yêu quý, gắn bó máu thịt với thiên nhiên của tác giả. Liên hệ với bối cảnh hiện nay, khi môi trường bị tàn phá, người đọc càng hiểu rõ hơn sự cấp bách của việc bảo vệ môi trường và sống hài hòa với thiên nhiên.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học