Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 15 Tập 2 - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 15 Tập 2 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được cách lựa chọn câu đơn – câu ghép, các kiểu câu ghép và các phương tiện nối các vế câu ghép.

- Vận dụng được cách lựa chọn câu đơn – câu ghép, các kiểu câu ghép và các phương tiện nối các vế câu ghép.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực nhận diện, phân biệt được kiến thức tiếng Việt sử dụng trong văn bản.

3. Phẩm chất:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay, Thực hành tiếng Việt trang 15.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

a. Mục tiêu:

- Nhận biết được điển tích, điển cố trong văn bản.

- Vận dụng được cách sử dụng điển tích, điển cố trong văn bản.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi:

+ Trình bày hiểu biết của em về cách lựa chọn câu đơn - câu ghép, các kiểu câu ghép và các phương tiện nối các vế câu ghép

- HS nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

* Lựa chọn câu đơn - câu ghép, các kiểu câu ghép và các phương tiện nối các vế câu ghép

Trong thực tế giao tiếp, tuỳ vào mục đích khác nhau, người nói/ người viết có thể lựa chọn sử dụng câu đơn hay câu ghép, lựa chọn kiểu câu ghép và các phương tiện nối các vế câu ghép.

• Lựa chọn câu đơn - câu ghép

Chúng ta thường chọn câu đơn (câu có một cụm chủ ngữ - vị ngữ nòng cốt) để biểu thị một phán đoán đơn và lựa chọn câu ghép (câu có hai cụm chủ ngữ - vị ngữ nòng cốt trở lên) để biểu thị một phán đoán phức hợp, thể hiện một quá trình tư duy và thông báo có tính chất phức hợp.

Ví dụ:

(1) Nam/ học tập chăm chỉ. Bạn ấy/ đạt kết quả cao trong kì thi học kì. (2 câu đơn)

    CN   VN       CN     VN

(2) Nam /học tập chăm chỉ nên bạn ấy / đạt được kết quả cao trong kì thi học kì.

         CN1      VN1                   CN2                VN2

 (1 câu ghép)

• Lựa chọn các kiểu câu ghép và các phương tiện nối các vế câu ghép

Có nhiều cách phân loại câu ghép. Dưới đây là hai cách phân loại thường gặp:

1. Dựa vào quan hệ giữa các vế, có thể chia câu ghép thành hai loại: câu ghép đẳng lập (các vế có quan hệ đẳng lập, không phụ thuộc nhau) và câu ghép chính phụ (các vế có quan hệ phụ thuộc nhau).

- Câu ghép đẳng lập

Giữa các vế của câu ghép đẳng lập thường có quan hệ ý nghĩa: (1) liệt kê (Cô giáo giảng bài và học sinh chăm chú lắng nghe.); (2) lựa chọn (Bạn làm hoặc mình làm.); (3) tiếp nối (Trời tắt nắng rồi mây đen kéo đến.); (4) đối chiếu (Phòng khách thì rộng còn phòng ngủ thì chật.).

- Câu ghép chính phụ

Giữa các vế của câu ghép chính phụ thường có quan hệ ý nghĩa: (1) nguyên nhân - kết quả (Vì trời mưa to nên đường bị ngập.); (2) điều kiện/ giả thiết - kết quả

(Nếu ngày mai thời tiết đẹp thì chúng tôi sẽ đi du lịch.); (3) nhượng bộ - tương phản

(Tuy trời mưa to nhưng nó vẫn đi học.); (4) mục đích - sự kiện (Để trường lớp luôn sạch đẹp, chúng ta cần có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.)

2. Dựa vào phương tiện nối các vế, có thể chia câu ghép thành hai loại: câu ghép có từ ngữ liên kết và câu ghép không có từ ngữ liên kết (chỉ dùng dấu phẩy (,), dấu chấm phẩy (;), dấu hai chấm (:) để ngăn cách các vế).

- Câu ghép có từ ngữ liên kết

Ví dụ: Vì trời mưa to nên đường bị ngập. (Biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả)

Lưu ý: Ngoài các kết từ (và, rồi, hay, còn,...), các cặp kết từ (vì ... nên, nếu ... thì, tuy ... nhưng,...), từ ngữ liên kết còn có thể là các cặp từ ngữ hô ứng như càng ... càng, vừa ... vừa, mới ... đã, bao nhiêu ... bấy nhiêu, nào ... ấy,...

- Câu ghép không có từ ngữ liên kết

Ví dụ: Cô giáo giảng bài, học sinh chăm chú lắng nghe. (Biểu thị quan hệ liệt kê). Khi cần sử dụng câu ghép, tuỳ vào quan hệ giữa các vế (đẳng lập/ chính phụ), tuỳ vào mối liên hệ ý nghĩa giữa các vế (liệt kê, lựa chọn, nguyên nhân - kết quả, mục đích - sự kiện,...) Mà chúng ta lựa chọn kiểu câu ghép nào, từ đó, lựa chọn phương tiện nối các vế câu cho phù hợp.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học