Giáo án bài Viết văn bản quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Viết văn bản quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS nhận diện và xác định được viết văn bản quảng cáo hoặc một tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động; tìm ý và lập dàn ý; viết bài; chỉnh sửa bài viết, rút kinh nghiệm;

- HS viết văn bản quảng cáo hoặc một tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;

- Năng lực viết, tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mớiHôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học các bước để Viết văn bản quảng cáo hoặc một tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số điểm cần lưu ý khi viết văn bản quảng cáo hoặc một tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động

a. Mục tiêu: Xác định được một số điểm cần lưu ý khi viết văn bản quảng cáo hoặc một tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động.

b. Nội dung: Hs sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: 

+ Trình bày khái niệm văn bản quảng cáo và tờ rơi.

+ Tìm hiểu yêu cầu đối với kiểu bài viết văn bản quảng cáo hoặc một tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học;

- HS trình bày sản phẩm.  

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận;

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

* Kiến thức cơ bản về Viết văn bản quảng cáo hoặc một tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động

- Văn bản quảng cáo là kiểu văn bản kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm thuyết phục người đọc, người xem sử dụng sản phẩm hoặc tham gia hoạt động. Văn bản này tiếp cận người đọc, người xem qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, trang thông tin điện tử,...) Và các xuất bản phẩm (sách in, tranh, ảnh, tờ rơi,...).

- Tờ rơi là một dạng của văn bản quảng cáo, có kích thước nhỏ, được in trên một hoặc cả hai mặt của một tờ giấy (thường là khổ giấy A4, A5). Ưu điểm của quảng cáo bằng tờ rơi so với các hình thức quảng cáo khác là chi phí thấp, dễ tiếp cận người đọc, người xem.

* Yêu cầu đối với kiểu văn bản:

• Nội dung: Cung cấp thông tin về ưu điểm, giá trị của sản phẩm/ dịch vụ/ hoạt động thông qua kênh chữ, kênh hình.

• Cách thể hiện:

- Kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ,...) để biểu đạt nội dung quảng cáo.

- Ngôn ngữ ngắn gọn, sử dụng kết hợp các cách thuyết phục người đọc, người xem như: sử dụng các từ ngữ có sắc thái nghĩa tích cực để khẳng định chất lượng, tính ưu việt của sản phẩm/ dịch vụ/ hoạt động (ví dụ: được chuyên gia khuyên dùng, công nghệ đột phá,...) hoặc sử dụng tên/ hình ảnh người nổi tiếng để chứng thực cho chất lượng sản phẩm/ dịch vụ/ hoạt động; khắc sâu tên của sản phẩm/ dịch vụ/ hoạt động vào trí nhớ người đọc, người xem bằng một một cụm từ ngắn gọn (khẩu hiệu); khơi gợi cảm xúc tích cực ở họ (ví dụ: Vì sức khỏe gia đình bạn,...); phối hợp các cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc đậm, nhạt,...

- Sơ đồ, hình ảnh, biểu tượng,..: Có đường nét, màu sắc nổi bật, tác động mạnh đến thị giác, thính giác người đọc, người xem nhằm làm rõ tính ưu việt, hữu ích của sản phẩm/ dịch vụ/ hoạt động.

• Bố cục thường gồm các phần:

- Tiêu đề: Giới thiệu khái quát sản phẩm/ dịch vụ/ hoạt động.

- Nội dung chính: Cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm/ dịch vụ/ hoạt động bằng kênh chữ, kênh hình; nêu khẩu hiệu của sản phẩm/ dịch vụ hoặc thông điệp của hoạt động.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học