Giáo án bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS nhận diện và xác định được cách thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử đảm bảo các bước: Chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; chỉnh sửa bài viết, rút kinh nghiệm;

- HS thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;

- Năng lực viết, tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học các bước để Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

a. Mục tiêu:

- HS Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử.

b. Nội dung: Hs sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV nêu rõ yêu cầu: HS xác định mục đích nói.

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nói.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

- Các nhóm luyện nói

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

1. Trước khi nói

- Đọc lại bài viết đã hoàn thành theo yêu cầu ở phần Viết để nhớ lại và nắm chắc các nội dung cần thuyết minh.

- Đánh dấu những ý cơ bản không thể bỏ qua và những ý có thể triển khai thêm khi thuyết minh (dưới hình thức nói).

- Có thể soạn một bản trình chiếu để xác định dễ dàng hơn các điểm nhấn của bài nói và để chuyển tải các tranh, ảnh, sơ đồ, bản đồ, đoạn phim ngắn,... một cách thuận lợi.

2. Trình bày bài nói

- Dựa vào cấu trúc của bài viết đã có để triển khai nội dung nói. Có thể thực hiện một số điều chỉnh cần thiết, tuỳ vào diễn biến thực tế của hoạt động tương tác giữa nói và nghe.

+ Mở đầu: Nêu tên đối tượng sẽ được thuyết minh (có thể đưa ra một bức ảnh hay đoạn nhạc dạo của một ca khúc và cho người nghe nhận diện danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử nào được thể hiện trong bức ảnh, ca khúc đó).

+ Triển khai: Lần lượt nêu các đặc điểm, giá trị của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử dưới hình thức vừa miêu tả, cung cấp các thông tin cụ thể, vừa phân tích, đánh giá. (Lưu ý: sự phân tích, đánh giá ở đây mang một tính chất riêng, nhằm “cố định hoá” hình ảnh của một đối tượng cụ thể, trước khi chuyển sang nói tới các đối tượng cụ thể khác trong danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.)

+ Kết thúc: Khẳng định lại giá trị nổi bật của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.

- Trong khi nói, cần thể hiện thái độ yêu quý, trân trọng đối tượng được thuyết minh, tôn trọng người nghe thuyết minh. Mỗi khi chuyển ý, có thể nêu một số câu hỏi gợi vấn đề nhằm thu hút sự theo dõi của người nghe. Cần chú ý thay đổi ngữ điệu một cách linh hoạt, sử dụng các phương tiện hỗ trợ và động tác hình thể phù hợp.

3. Sau khi nói

Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:

Người nghe

Người nói

• Nêu ấn tượng chung về bài nói, nhận xét ưu điểm, nhược điểm của nội dung bài nói và cách người nói thể hiện nội dung đó.

• Chỉ ra những sai sót về thông tin trong bài nói (nếu có) và bổ sung một số ý cần thiết.

• Có thể đề nghị người nói làm rõ thêm một số thông tin đáng quan tâm nhưng chưa được trình bày nổi bật hay tường tận.

• Lắng nghe các trao đổi, góp ý với thái độ tiếp thu nghiêm túc, chân thành.

• Giải thích hay trình bày thêm về những điều mà người nghe muốn có thông tin đầy đủ hơn.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS: HS Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học