Giáo án bài Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Ôn tập nội dung kiến thức Bài 9: Đi và suy ngẫm.

- HS vận dụng kiến thức để thực hành đọc văn bản: Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực đặc thù

- HS nêu được nội dung cơ bản của văn bản đọc;

- Vận dụng các kiến thức đã học về truyện lịch sử để thực hành đọc văn bản: Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội

3. Về phẩm chất

- Trân trọng, yêu quý, có trách nhiệm bảo vệ các di sản văn hóa.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV dẫn dắt vào bài học: Hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài Củng cố, mở rộng trang 109 và bài Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Củng cố, mở rộng trang 109

Hoạt động 2: Thực hành đọc: Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin chính về văn bản Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc văn bản, vận dụng các kiến thức để tìm hiểu văn bản.

Câu 1 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống): Đối tượng chính được thuyết minh trong văn bản.

Câu 2 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống): Cách triển khai văn bản của người viết.

Câu 3 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống): Khả năng chuyển hoá bài viết thành một bài nói hấp dẫn giới thiệu di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long với du khách hoặc những người quan tâm.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- HS đọc văn bản và tìm hiểu văn bản theo các câu hỏi gợi ý.

Bước 3: Báo cáo, trao đổi kết quả thảo luận.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả

- GV nhận xét, tổng kết, chuẩn kiến thức.

Câu 1 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

Đối tượng chính: Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.

Câu 2 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

Triển khai theo trình tự không gian.

Câu 3 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Mở đầu:

Kính thưa quý vị du khách, các bạn học sinh yêu quý!

Hôm nay, tôi rất vinh dự được giới thiệu với quý vị về một di sản lịch sử vô cùng quý giá của dân tộc ta - Hoàng thành Thăng Long. Nơi đây từng là kinh đô của Việt Nam trong suốt hơn 800 năm, là minh chứng cho sự trường tồn của dân tộc qua bao thăng trầm lịch sử.

- Thân bài:

+ Nét đẹp kiến trúc: Bước chân vào Hoàng thành Thăng Long, du khách sẽ choáng ngợp trước vẻ đẹp nguy nga tráng lệ của những di tích còn sót lại. Từng viên gạch, từng mái ngói đều mang dấu ấn thời gian, như kể lại những câu chuyện lịch sử hào hùng của cha ông ta.

+ Giá trị lịch sử: Hoàng thành Thăng Long được xây dựng từ thế kỷ 11, gắn liền với nhiều triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Đây là nơi chứng kiến những sự kiện lịch sử trọng đại như: Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, vua Quang Trung đại phá quân Thanh,...

+ Di sản văn hóa: Hoàng thành Thăng Long không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là một di sản văn hóa vô giá của dân tộc. Nơi đây lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể như: lễ hội, phong tục tập quán, nghề thủ công truyền thống,...

+ Ý nghĩa: Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010. Đây là niềm tự hào của dân tộc ta, là minh chứng cho sức sống mãnh liệt và ý chí kiên cường của người Việt Nam qua bao thăng trầm lịch sử.

- Kết luận:

Kính thưa quý vị du khách, các bạn học sinh yêu quý!

Hoàng thành Thăng Long là một điểm đến không thể bỏ qua khi đến với Hà Nội. Hãy đến đây để khám phá lịch sử hào hùng, văn hóa độc đáo và những giá trị vô giá của dân tộc ta.

- Lời kêu gọi hành động:

+ Khuyến khích du khách tham quan Hoàng thành Thăng Long và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa Việt Nam.

+ Kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ và gìn giữ di sản văn hóa quý giá này.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học