Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 104 Tập 2 - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 104 Tập 2 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận diện được câu có biến đổi và mở rộng cấu trúc.

- Xác định và phân tích được đặc điểm và tác dụng của việc biến đổi và mở rộng cấu trúc câu.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực nhận diện, phân biệt được kiến thức tiếng Việt sử dụng trong văn bản.

3. Phẩm chất:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay, Thực hành tiếng Việt trang 104.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

a. Mục tiêu:

- Nhận diện được câu có biến đổi và mở rộng cấu trúc.

- Xác định và phân tích được đặc điểm và tác dụng của việc biến đổi và mở rộng cấu trúc câu.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi:

+ Trình bày hiểu biết của em về cách biến đổi và mở rộng cấu trúc câu.

- HS nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

* Biến đổi và mở rộng cấu trúc câu:

Trong thực tế, để đạt được hiệu quả giao tiếp cao, chúng ta có thể biến đối và mở rộng cấu trúc câu.

Biến đổi cấu trúc câu có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như thay đổi trật tự các thành phần trong câu, tách câu, gộp câu, rút gọn câu,... nhằm đáp ứng các mục đích khác nhau (nhấn mạnh thông tin, cung cấp thêm thông tin, làm cho câu ngắn gọn hơn,..).

Ví dụ 1: Thay đổi trật tự các thành phần trong câu

(1a) Chúng tôi đã nghĩ đến những vấn đề này.

(1b) Những vấn đề này, chúng tôi đã nghĩ đến.

Trong ví dụ trên, bổ ngữ ở câu (la) được đảo vị trí lên đầu câu ở câu (1b) với mục đích nhấn mạnh thông tin. Lưu ý: Khi thay đổi trật tự các thành phần trong câu, chức năng của các thành phần câu có thể thay đổi.

Ví dụ 2: Tách câu

(2a) Ôi, trời lạnh quá!

(2b) Ôi! Trời lạnh quá!

Trong ví dụ trên, nếu ở ngữ liệu (2a), “ôi” là thành phần cảm thán thì ở ngữ liệu (2b), thành phần này được tách ra tạo thành một câu độc lập để nhấn mạnh cảm xúc của người nói.

Mở rộng cấu trúc câu có thể thực hiện bằng cách thêm thành phần phụ, dùng cụm từ mở rộng thành phần câu nhằm cung cấp thêm thông tin về một khía cạnh nào đó.

Ví dụ 3: Thêm thành phần phụ

(3a) Nam không đến.

(3b) Hình như hôm nay, Nam không đến.

Trong ví dụ trên, so với câu (3a), câu (3b) có thêm một số thành phần phụ: trạng ngữ (hôm nay), thành phần tình thái (hình như) với mục đích bổ sung thông tin về thời gian, về cách đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

* NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi:

+ Câu 1 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2 – Chân trời sáng tạo): Nhận xét về sự khác biệt giữa cấu trúc các câu a1 và a2, b1 và b2, c1 và c2 dưới đây. Nêu tác dụng của cấu trúc câu trong từng trường hợp.

a1. Để có được những bài học quý, con người thường phải nếm trải nhiều khó khăn, vượt qua nhiều thử thách, thậm chí lâm vào những tình huống, cảnh ngộ bi đát, phải trả giá đắt cho những sai lầm.

a2. Con người thường phải nếm trải nhiều khó khăn, vượt qua nhiều thử thách, thậm chí lâm vào những tình huống, cảnh ngộ bị đát, phải trả giá đắt cho những sai lầm để có được những bài học quý.

b1. Vậy những lẽ dở hay, cả sở thích riêng, ý nguyện riêng nhà ngươi cũng không có ư?

(Lưu Quang Thuận - Lưu Quang Vũ, Nàng Si-ta)

b2. Vậy nhà ngươi không có những lẽ dở hay, không có cả sở thích riêng, ý nguyện riêng tư?

c1. Tại buổi dạ hội đó, trong y phục của một người hành hương, Rô-mê-ô đã gặp Giu-li-ét và nhận ra rằng đến lúc này chàng mới yêu thật sự.

c2. Rô-mê-ô đã gặp Giu-li-ét tại buổi dạ hội đó và nhận ra rằng đến lúc này chàng mới yêu thật sự.

- HS nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

Câu 1 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2 – Chân trời sáng tạo):

Câu

Cấu trúc

Tác dụng

a1, a2

a1: Vị ngữ 1 - Chủ ngữ - Vị ngữ 2

a2: Chủ ngữ - Vị ngữ

a1: Nhấn mạnh vào quá trình và kết quả của việc nếm trải khó khăn, vượt qua thử thách.

a2: Nhấn mạnh vào kết quả của việc nếm trải khó khăn, vượt qua thử thách là để có được những bài học quý.

b1, b2

b1: Vị ngữ - Chủ ngữ



b2: Chủ ngữ - Vị ngữ

b1: Nhấn mạnh sự nghi ngờ của người nói về việc không có lẽ dở hay, sở thích riêng, ý nguyện riêng.

b2: Nhấn mạnh sự tò mò của người nói về việc không có lẽ dở hay, sở thích riêng, ý nguyện riêng.

c1, c2

c1: Trạng ngữ - vị ngữ 1 - chủ ngữ - vị ngữ 2

c2: Chủ ngữ - vị ngữ

c1: Nhấn mạnh vào bối cảnh (tại buổi dạ hội đó) của sự kiện Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét.

c2: Nhấn mạnh vào sự kiện Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét và kết quả của sự kiện này.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học