Giáo án bài Kể một câu chuyện tưởng tượng - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Kể một câu chuyện tưởng tượng Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS Kể được một câu chuyện tưởng tượng.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng Kể một câu chuyện tưởng tượng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

a. Mục tiêu:

- HS Kể được một câu chuyện tưởng tượng.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV nêu rõ yêu cầu: HS xác định mục đích nói.

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nói.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

- Các nhóm luyện nói

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

1. Trước khi nói

- Lựa chọn một câu chuyện tưởng tượng mà em muốn kể. Chuyện tưởng tượng không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế mà do em nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình.

- Em có thể tham khảo một số đề tài gợi ý sau:

+ Việc em sống ở thế giới tương lai trong thế kỷ tiếp theo.

+ Em gặp gỡ một nhân vật văn học.

+ Cuộc trò chuyện của em với một sự vật (bàn ghế ở lớp học, chiếc máy tính, chiếc đồng hồ, cái cây trong sân trường,...).

+ Sáng tạo một kết thúc khác cho truyện ngắn đã đọc.

- Ghi chú ngắn gọn một số ý quan trọng không thể bỏ qua khi kể như: nhan để của câu chuyện tưởng tượng em muốn kể, bối cảnh diễn ra câu chuyện, nhân vật trong truyện (trang phục, ngoại hình, lời nói, hành động,...), hệ thống sự kiện,...

2. Trình bày bài nói

- Kể lại câu chuyện tưởng tượng một cách diễn cảm.

- Nhấn mạnh những chi tiết tưởng tượng về thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện.

- Điều chỉnh giọng nói, sử dụng cử chỉ, điệu bộ và các phương tiện hỗ trợ một cách phù hợp để câu chuyện được kể thêm hấp dẫn, thuyết phục; lưu ý phân biệt rõ ngữ điệu của lời người kể chuyện và lời nhân vật.

3. Sau khi nói

Người nghe

Người nói

Trao đổi về bài kể chuyện với tinh thần xây dựng và thái độ tôn trọng. Có thể tập trung vào một số nội dung sau:

• Diễn biến của câu chuyện.

• Những chi tiết tưởng tượng trong câu chuyện.

• Ý nghĩa của câu chuyện.

• Sự phù hợp của các yếu tố phi ngôn ngữ (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt,...) với nội dung câu chuyện.

Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với thái độ tôn trọng và tinh thần cầu thị:

• Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng.

• Trả lời các câu hỏi, giải thích thêm về những sự kiện, chi tiết mà người nghe chưa rõ.

• Tự rút kinh nghiệm để hoàn thiện nội dung câu chuyện và nâng cao kĩ năng kể chuyện.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS: Em hãy tưởng tượng một câu chuyện giải trí mang thông điệp đến người đọc và chia sẻ với bạn bè trong lớp.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: HS vận dụng bài tập;

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học