(KHBD) Giáo án Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (mới, chuẩn nhất)
Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Cánh diều. Mời các bạn đón đọc:
Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Lưu trữ: Giáo án Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (sách cũ)
1. Kiến thức
- Hiểu được sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh trong bài nghị luận giàu sức thuyết phục của Đặng Thai Mai.
- Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.
2. Kĩ năng
- Tìm hiểu, phân tích một văn bản nghị luận hình thành kỹ năng viết văn bản nghị luận.
3. Thái độ
- Có thức thức trân trọng, giữa gìn và phát huy sự trong sáng giàu đẹp của tiếng việt.
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng...
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
CH:1 Để chứng minh vấn đề “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Hồ Chí Minh đã thực hiện cách lập luận như thế nào?Tác dụng của cách lập luận đó?
CH2: Em hiểu ý của Bác Hồ “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý…trong hòm” như thế nào?Em có nhận xét gì về cách so sánh ấy?
3. Bài mới
Trải qua hàng nghìn năm bị phong kiến phương bắc đô hộ,nhưng dân tộc ta vẫn giữ đựợc tiếng nói của riêng mình. Tiếng Việt là tài sản vô giá của dân tộc ta cần bảo vệ và phát huy. Bàu học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự giàu đẹp của TV qua bài viết của tác giả Đặng Thai Mai.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
HĐ1.HD HS đọc và tìm hiểu chú thích: - Giáo viên nêu yêu cầu đọc: - Giáo viên đọc một đoạn 3 học sinh đọc tiếp, giáo viên nhận xét. |
I.Đọc, tìm hiểu chú thích: 1.Đọc: Rõ ràng, mạnh lạc, chú ý nhấn mạnh các câu mở đầu, kết luận. |
CH: Dựa vào phần chú thích, nêu vài nét tiêu biểu về tác giả? - GV củng cố và cho HS xem ảnh chân dung Đặng Thai Mai. |
2. Chú thích a.Tác giả: Đặng Thai Mai : 1902-1948. - Quê: Làng Lương Điền - xã Thạch Xuân- Huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An. - Ông là nhà văn, nhà nghiên cứu khoa học nổi tiếng của Việt Nam. - Ông được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật |
H: Nêu xuất xứ của văn bản này? - Giáo viên giải thích những thắc mắc của học sinh. |
b.Tác phẩm: - Đoạn trích phần đầu của bài nghiên cứu Tiếng Việt, Một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc. c.Từ khó: SGK |
HĐ2.HD HS đọc - hiểu văn bản: - CH: Xác định kiểu văn bản? CH: Luận đề của văn bản? |
II.Tìm hiểu văn bản: 1. Kiểu văn bản: Nghị luận chứng minh. - Luận đề: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt |
CH:Xác định bố cục của văn bản? |
2.Bố cục: a. Mở bài: Người Vịêt Nam... các thời kỳ lịch sử: Nêu luận đề và luận điểm chủ đạo.. b.Thân bài: Tiếng Việt trong … văn nghệ: chứng minh luận điểm. c. Kết bài: còn lại: Sơ bộ kết luận về sức sống của tiếng Việt. |
CH: Câu hỏi 1,2 trong đoạn nói lên điều gì? |
3.Phân tích: a. Đoạn 1: Nêu vấn đề: - Câu 1,2 mang tính chất gợi dẫn vào vấn đề, khiến cho người đọc phải đặt ra các câu hỏi. => Những lí do đầy đủ và vững chắc ấy là gì? => Vì sao chúng ta lại tự hào và tin tưởng vào tương lai của tiếng việt.? |
CH:Câu văn nào nêu lên luận đề chính của văn bản? CH: Luận đề ấy gồm mấy luận điểm? CH:Những câu tiếp theo có tác dụng gì?cách viết như thế nào? |
Câu3: Giới thiệu trực tiếp vấn đề của bài: “Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” => Chứa 2 luận điểm: + Tiếng Việt đẹp + Tiếng Việt rất hay |
CH: Tác giả mở rộng ý văn ở những phương diện nào? - Giáo viên giải thêm về cách mở rộng ý văn |
Câu 4,5: Giải thích thêm , ngắn gọn về hai luận điểm đó bằng cách sử dụng hai điệp ngữ. + Nói thế có nghĩa là nói rằng + Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng => Mở rộng ý văn bằng cái nhìn khoa học, văn hoá: |
CH:Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề trên? Giáo viên nêu lưu ý về hiện tại của văn bản? |
- Tiếng Việt có khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam. => Cách nêu vấn đề mạch lạc, mẫu mực thể hiện trong cách nhìn nhận vấn đề của Đặng Thai Mai |
- Giáo viên gọi học sinh đọc từ đầu đoạn 2 => chất nhạc. CH: Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì? Và sắp xếp các chứng cứ ấy như thế nào? |
b. Đoạn 2:Giải quyết vấn đề:Chứng minh luận điểm. * Tiếng Việt: Một thứ tiếng đẹp. - Thể hiện qua các mặt: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. |
GV: - Hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú + 11 nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, i, e, ê + 3 cặp nguyên âm đôi: iê, uô, uô + Phụ âm: k, q, l, m, r, s, x, t, v, p, h, th, kh, ph, tr, ch, ng (ngh)… - Giàu thanh điệu: + 2 thanh bằng: (-, o) + 4 thanh trắc: (?, ~, ', .) |
- Về mặt ngữ âm: +Nhận xét của người nước ngoài: Tiếng việt giàu chất nhạc. + Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú. + Giàu thanh điệu: ( 2 thanh bằng, 4 thanh trắc). - Về mặt từ ngữ:dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ. - Về ngữ pháp: uyển chuyển, cân đối nhịp nhàng trong cách diễn đạt. |
CH:Em có nhận xét gì về cách tác giả nêu ra dẫn chứng về cách nhận định của người nước ngoài về Tiếng Việt? Sao không phải là nhận định của người Việt Nam.? |
* Tiếng Việt: Một thứ tiếng hay ( giàu). - Tác giả kết hợp giải thích và chứng minh. - Tiếng Việt hay và nó đáp ứng được rất tốt, rất hiệu quả và thoả mãn yêu cầu giao lưu tình cảm, ý nghĩ giữa người với người trong xã hội. - Tiếng Việt có khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. => Cấu tạo từ ngữ: mỗi ngày một tăng lên, tạo ra những từ mới, những cách nói mới. => Diễn đạt: ngày càng uyển chuyển, chính xác hơn. |
Giáo viên gọi học sinh đọc phần còn lại CH: Tác giả giải thích chứng minh luẩn điểm như thế nào? CH: Tác giả đã kết thúc vấn đề như thế nào? CH:Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của văn bản? |
c. Đoạn 3: Kết thúc vấn đề: - Bằng lời khẳng định sức sống mạnh mẽ và lâu bền của Tiếng Việt. |
Học sinh trả lời: - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc mục ghi nhớ. =>Giáo viên chốt theo nội dung ghi nhớ. |
4. Tổng kết: a, Nội dung: Chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của Tiếng Việt với phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo - là biểu hiện hùng hồn sức sống dân tộc. b, Nghệ thuật: - Kết hợp giải thích + chứng minh + bình luận. - Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng bao quát, sử dụng biện pháp mở rộng câu hiệu quả. * Ghi nhớ: SGK trang 37 |
HĐ2.HD HS đọc - hiểu văn bản: - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà. |
III. Luyện tập: |
4. Củng cố, luyện tập
- Luận điểm cần chứng minh là gì? Nêu ngắn gọn cách lập luận của bài văn?
- Kể chuyện Bác Hồ dùng tiếng Việt
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn nội dung bài học.
- Học thuộc nội dung phần ghi nhớ
- Làm bài tập số 1,2 phần luyện tập
Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 hay khác:
- Giáo án: Thêm trạng ngữ cho câu
- Giáo án: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
- Giáo án: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh (Tiếp Theo)
- Giáo án: Thêm trạng ngữ cho câu
- Giáo án: Cách làm văn lập luận chứng minh
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)