Giáo án bài Một số câu tục ngữ Việt Nam - Giáo án Ngữ văn lớp 7

Với giáo án bài Một số câu tục ngữ Việt Nam Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 7.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Văn 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Tiết 6

ĐỌC VĂN BẢN

VĂN BẢN 4: MỘT SỐ CÂU TỤC NGỮ VIỆT NAM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1.1 Về kiến thức

- HS nắm được:

+ Về hình thức, tục ngữ thường ngắn gọn, cô đúc; phẩn lớn có vần điệu; nhịp nhàng, cần đối; hoàn chỉnh về ngữ pháp.

+ Về nội dung, tục ngữ thường đúc kết kinh nghiệm về tự nhiên, về lao động sản xuất, về ứng xử trong cuộc sống.

- HS hiểu được, mặc dù có quy mô nhỏ, nhưng tục ngữ vẫn tồn tại với tư cách là một loại sáng tác ngôn từ dân gian, thấy được tương quan giữa tục ngữ với các loại sáng tác ngôn từ dân gian khác như ca dao, vè,...

1.2 Về năng lực

- Nhận diện tục ngữ và bài học kinh nghiệm qua những câu tục ngữ.

- Có khả năng đọc hiểu những câu tục ngữ lưu truyền trong đời sống, biết vận dụng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp.

- Hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của một câu tục ngữ.

- Viết đoạn văn cảm nhận về một câu tục ngữ.

1.3 Về phẩm chất

- Giúp HS phát triển các phẩm chất: yêu tục ngữ, và có ý thức vận dụng tục ngữ trong nói năng và tạo lập văn bản.

- Tự hào về vẻ đẹp văn học Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Sưu tầm một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập 1,2:

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu:kết nối với văn bản đọc 1, khơi dậy kiến thức nền để tiếp thu kiến thức mới của bài.

b) Nội dung: HS chia sẻ kiến thức đã lĩnh hội

c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Gv yêu cầu hs trả lời câu hỏi ngắn:

1. Khi trò chuyện với người khác em đã dùng tục ngữ chưa? Hãy lý giải từ thực tế của bản thân

2. Theo em, vì sao người ta lâij dùng tục ngữ trong giao tiếp hằng ngày ?

Hs xung phong chia sẻ câu trả lời

Gv tuyên dương , khích lệ và nhấn mạnh: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, có vần nhịp nên đã tự nhiên đi vào lời ăn tiếng nói của người dân. Điều đó đã khiến cho câu nói trong giao tiếp trở nên ý nhị, sâu sắc và gợi cảm hơn rất nhiều. Vậy thì với hs muốn sử dụng được tốt tục ngữ thì chúng ta phải có năng lực nào? Chắc các bạn sẽ có chung câu trả lời đầu tiên là phải nhận diện và có hiểu biết về ý nghĩa của tục ngữ.

Gv chuyển tiết học: MỘT SỐ CÂU TỤC NGỮ VIỆT NAM

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

I. TÌM HIỂU CHUNG

a) Mục tiêu: Nắm được những thông tin chung về chủ đề, số tiếng, vần, nhịp của một số câu tục ngữ.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của GV & HS

Nội dung cần đạt

Nhiệm vụ 1: Đọc-chú thích

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS đọc to, diễn cảm văn bản chú ý vần nhịp và chiến lược theo dõi và trả lời các hộp thoại

- GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó, dựa vào chú giải trong SGK: cần, tày, nề...

- HS lắng nghe.

1. Đọc, chú thích:

- Cách đọc:đọc to, rõ ràng, chậm rãi, giọng đọc khác nhau ở những đoạn bàn luận hay kể chuyện. Chú ý khi đọc theo dõi cột bên phải để nhận biết một số ý được bàn luận.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học