Giáo án bài Trở về - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Trở về Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.

2. Năng lực đặc thù

- Chỉ ra và đánh giá được thông điệp của văn bản, kết nối được thông điệp đó với chủ đề, tư tưởng và cảm hứng của tác phẩm Ông già và biển cả.

- Chỉ ra được những điểm đặc sắc nghệ thuật gắn liền với phong cách sáng tác của Hê-minh-uê thể hiện trong đoạn trích.

- Vận dụng được những kĩ năng sau khi học văn bản để đọc hiểu một văn bản tự sự khác.

3. Về phẩm chất

Có lòng can đảm, tự tin, dám nghĩ dám làm, tôn trọng bản thân và tôn trọng sự khác biệt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, huy động tri thức nền, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu video: https://www.youtube.com/watch?v=lrYyc-XifAg

- GV đặt câu hỏi gợi mở: Chia sẻ về một hành trình tưởng như vượt quá sức của bản thân mà em đã từng trải qua hoặc đã từng biết

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến .

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Yêu cầu HS:

+ Trình bày ngắn gọn thông tin về tác giả Ơ-nít Hê-minh-uê

Giáo án bài Trở về | Giáo án Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức

+ Nêu những thông tin chính về văn bản

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Từ phần chuẩn bị ở nhà, HS thảo luận theo nhóm đôi, bổ sung những chi tiết còn thiếu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- GV gọi 2 HS phát biểu

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và đưa ra kết luận.

1. Tác giả

- Ơ-nít Hê-minh-uê (1899 – 1961) là nhà văn, nhà báo nổi tiếng của nền văn học hiện đại Mỹ.

- Cuộc đời và sự nghiệp của ông được coi là một điển hình cho “thế hệ lạc lối” – danh xưng chỉ lớp người trưởng thành trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và phải gánh chịu những di hại tinh thần nặng nề của sự kiện này.

- Ông cũng là người đưa ra “nguyên lí tảng bằng trôi” trong sáng tác văn học, theo đó, những ngôn từ nhà văn viết ra chỉ là phần nổi của tảng băng, còn ý nghĩa thực sự của tác phẩm nằm ở phần chìm của nó.

- Các tiểu thuyết tiêu biểu của Hê-minh-uê: Mặt trời vẫn mọc (1962), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940), Ông già và biển cả (1952). Năm Năm 1954, Hê-minh-uê được trao giải Nô-ben Văn học.

2. Văn bản

- Ông già và biển cả là tiểu thuyết ngắn của Hê-minh-uê giành giải thưởng Pu-lít-dơ cho tác phẩm hư cấu năm 1953.

- Trở về là đoạn trích nằm ở phần cuối của tiểu thuyết Ông già và biển cả.

II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

a. Mục tiêu: Chỉ ra và đánh giá được thông điệp của văn bản, kết nối được thông điệp đó với chủ đề, tư tưởng và cảm hứng của tác phẩm Ông già và biển cả.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1. Chủ đề, tư tưởng của văn bản Trở về

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ:

1. Hãy vẽ sơ đồ bố cục của văn bản và cho biết mối liên hệ giữa các phần.

2. Hoàn thiện nội dung bảng về cuộc đối thoại giữa Xan-ti-a-gô và Ma-nô-lin. Qua đó, em hãy nhận xét về mối quan hệ giữa hai nhân vật này

Nội dung cuộc đối thoại

Hình thức cuộc đối thoại

3. Nêu diễn biến tâm lí của nhân vật Xan-ti-a-gô trong đoạn trích.

4. Trong đoạn trích, tác giả đã miêu tả hành động “khóc” của Ma-nô-lin bao nhiêu lần? Hãy lí giải về hành động này của nhân vật.

1. Chủ đề, tư tưởng

* Bố cục:

HS căn cứ vào nội dung của văn bản để phân chia bố cục.

- Phần 1: Từ đầu đến “lòng bàn tay ngửa lên”: Ông lão trở về đất liền trong đêm tối.

- Phần 2: Từ “Lão vẫn đang ngủ” đến “thằng bé nói”: Cậu bé đến lán và đi mua cà phê cho ông lão.

- Phần 3: Từ “Thằng bé mang lon cà phê” đến “tiếp tục khóc”: Cậu bé và ông lão trò chuyện với nhau về thời gian đã qua và kế hoạch chuyến đi sắp tới.

- Phần 4: Từ “Chiều hôm đó” đến “cô ta nói”: Hai du khách nhìn thấy bộ xương con cá kiếm nhưng lại lầm tưởng là bộ xương cá mập.

- Phần 5: Còn lại: Ông lão quay lại giác ngủ sâu và mơ về những con sư tử.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học