Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 114 Tập 2 - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 114 Tập 2 Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.

2. Năng lực đặc thù

- Trình bày được các yêu cầu đối với việc sử dụng ngôn ngữ: tuân thủ chuẩn tiếng Việt đồng thời biết sáng tạo, bổ sung những yếu tố mới, cách nói mới làm phong phú thêm khả năng biểu đạt của tiếng Việt.

- Vận dụng được kiến thức về chuẩn ngôn ngữ và xu hướng vận động, phát triển của ngôn ngữ để phân tích, đánh giá những cách dùng vi phạm chuẩn cũng như những cách nói, cách viết thể hiện tính sáng tạo, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ.

3. Về phẩm chất

Có ý thức giữ gìn và phát triển tiếng Việt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, huy động tri thức nền, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV giao nhiệm vụ: Chia sẻ ít nhất một hiện tượng sử dụng sai tiếng Việt mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, kết luận.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Trình bày được các yêu cầu đối với việc sử dụng ngôn ngữ: tuân thủ chuẩn tiếng Việt đồng thời biết sáng tạo, bổ sung những yếu tố mới, cách nói mới làm phong phú thêm khả năng biểu đạt của tiếng Việt.

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức trong SGK để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: HS nắm rõ kiến thức bài học.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thẻ nội dung trong SGK để thực hiện các BT:

Bài tập 1. Đọc nội dung Nhận biết một số vấn đề về giữ gìn và phát triển tiếng Việt (SGK Ngữ văn 12, tập hai, tr. 114 – 115) và cho biết những yêu cầu đối với việc sử dụng tiếng Việt và cách thức để phát triển vốn từ tiếng Việt.

Bài tập 2 (Bài tập 1, SGK Ngữ văn 12, tập hai, tr. 114)

Bài tập 3 (SGK Ngữ văn 12, tập hai, tr. 114 – 115)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Bài tập 1

- Những yêu cầu đối với việc sử dụng tiếng Việt:

+ Tuân thủ các quy định được coi là chuẩn ở các phương diện cơ bản như: ngữ âm, chính tả (chữ viết), từ ngữ, ngữ pháp,...:

+ Sử dụng tiếng Việt phù hợp với ngữ cảnh;

+ Sáng tạo, bổ sung những yếu tố mới, cách nói mới miễn là cái mới phù hợp với quy định chung, nhằm giúp tiếng Việt có khả năng biểu đạt ngày càng phong phú.

- Cách thức để phát triển vốn từ tiếng Việt:

+ Tạo những từ ngữ mới trên cơ sở những yếu tố có sẵn.

+ Vay mượn từ ngữ của các ngôn ngữ khác.

+ Học hỏi kinh nghiệm của các nhà văn, nhà thơ để viết, nói không chỉ đúng mà còn hay và hấp dẫn

Bài tập 2

a. Mắc lỗi viết sai từ theo chuẩn tiếng Việt: “rồi” viết thành “rùi”, “lắm” thành “lém”.

b. Mắc lỗi lạm dụng từ vay mượn từ tiếng Anh: “comment”.

c. Lỗi viết câu không đúng ngữ pháp tiếng Việt: từ “do” đứng ở đầu câu không phù hợp, làm cho câu không có chủ ngữ.

Bài tập 3

a. - Từ “say” 1: trạng thái ngất, choáng váng do tác động của thuốc.

- Từ “say” 2: trạng thái không tỉnh táo, choáng váng do tác động của trầu.

- Từ “say” 3: trạng thái bị cuốn hút bởi đối phương, không để ý đến những điều xung quanh.

Nghĩa có trước là nghĩa 1, 2, nghĩa có sau là nghĩa 3.

b. - Từ “chữa cháy” 1: dập lửa trong đám cháy để ngăn hoả hoạn.

- Từ “chữa cháy” 2: giải quyết việc cấp bách, tạm thời để đối phó, chưa giải quyết được vấn đề một cách triệt để.

Nghĩa có trước là nghĩa 1, nghĩa có sau là nghĩa 2.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ: Vận dụng được kiến thức về chuẩn ngôn ngữ và xu hướng vận động, phát triển của ngôn ngữ để phân tích, đánh giá những cách dùng vi phạm chuẩn cũng như những cách nói, cách viết thể hiện tính sáng tạo, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ.

HS thực hiện các bài tập 4, 5 trong SGK

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, viết bài.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học